Giấy xác nhận đi lại là văn bản cần thiết cho người dân nói chung và người lao động nói riêng di chuyển trong thời gian giãn cách. Vậy giấy xác nhận đi lại là gì? Trường hợp nào được sử dụng? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Giấy xác nhận đi lại là gì?

Giấy xác nhận đi lại hay còn gọi là giấy đi đường là văn bản được các địa phương áp dụng cho tất cả người dân ở địa phương đó, trong thời gian dịch covid bùng nổ. Theo đó, loại văn bản này nhằm phục vụ cho việc đi lại của người dân khi thực hiện giãn cách xã hội. 

Trong thời gian dịch bùng phát, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, Nhà nước cùng các địa phương ban hành chỉ thị yêu cầu người dân ở trong nhà và chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Do đó, khi ra ngoài trong trường hợp cần thiết người dân phải xuất trình được giấy xác nhận đi lại kèm chứng minh nhân dân để có thể dễ dàng đi qua các chốt. 

Tùy theo từng địa phương giấy xác nhận đi lại sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có giấy xác nhận đi lại riêng cho nhân viên và loại giấy này phải được sự đồng thuận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. 

Giấy xác nhận đi lại được sử dụng trong những trường hợp nào? 

Hiện không có quy định cụ thể việc trường hợp nào được sử dụng giấy đi đường. Tuy nhiên, theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, chỉ một số trường hợp sau mới được đến cơ quan làm việc:

  • Người trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu tại các cơ quan Nhà nước. 
  • Người làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa. (Lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng, dầu,….) 
  • Người làm việc trong các ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.

Riêng tại Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân Hà Nội, đã chỉ rõ những trường hợp người lao động làm việc tại các cơ sở sau mới được đi làm, gồm:

  • Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
  • Cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn
  • Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch
  • Cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh 
  • Ngân hàng, kho bạc
  • Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…),
  • Công ty chứng khoán, bưu chính, viễn thông
  • Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa
  • Cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội

Theo đó, nếu đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị nêu trên, người lao động được người sử dụng lao động cấp Giấy đi đường hay Giấy xác nhận đi lại.

Ngoài người lao động làm việc ở các doanh nghiệp được cấp giấy xác nhận đi lại, thì người dân cũng được địa phương cấp giấy nhưng chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết như:

  • Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác
  • Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ.

Các thông tin cần có của giấy xác nhận đi lại 

Mặc dù ở mỗi tỉnh, các doanh nghiệp sẽ ban hành giấy xác nhận đi lại khác nhau. Tuy nhiên, cần có tối thiểu các thông tin sau đây: 

  • Tên doanh nghiệp
  • Tên người lao động
  • Địa chỉ làm việc
  • Địa chỉ nơi ở 
  • Giấy có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp ký và đóng dấu 

Các mẫu giấy đi đường của các tỉnh phổ biến

Mẫu giấy đi đường của Thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu giấy đi đường của Hà Nội

Mẫu giấy đi đường của Đà Nẵng 

Kết luận 

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về giấy xác nhận đi lại. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT