Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu đủ điều kiện theo luật định. Người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy hồ sơ, thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu sau bài viết này.
Đối tượng bắt buộc làm bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định. Có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định).
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ). Hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn. Quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
– Sổ BHXH
– 2 ảnh 3 x 4
– CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo. Nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp
Bước 1:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương. Nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bước 2: Thời hạn giải quyết hồ sơ
– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Người lao động chưa tìm được việc thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận. Và giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp. Kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động.
– Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thì trung tâm giới thiệu việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu. Cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.
– Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày. Tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó. Nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Ví dụ:
Ngày 01/01/2020, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Ngày 20/01/2020, trung tâm dịch vụ việc làm ra Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Ngày bắt đầu tính hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày 16/01/2020.
Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên: Từ 20/01 – 25/01/2020.
Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2: Từ 16/02 – 27/02/2020.
Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2: Từ 16/03 – 27/03/2020.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động
Hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc. Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng lịch hẹn. Kèm theo quyết định trợ cấp thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 50 Luật Việc Làm, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp. Của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Nhưng tối đa không quá 5 lần lương cơ sở đối với NLĐ.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng. Thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp. Nhưng không quá 12 tháng.
Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
Tuy nhiên, trợ cấp thất nghiệp NLĐ nhận tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương. Do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.
Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động nhận BHTN tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo nơi đăng ký ban đầu.
Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp. Mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ví dụ đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Lưu ý:
Người lao động phải nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng. Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Vừa rồi là những chia sẻ về hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động. Cùng nhau chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn mà dịch Covid để lại. Nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ về nghiệp vụ kế toán, quyết toán thuế, bạn có thể liên hệ đến Công ty dịch kế toán dịch vụ bePro.vn để được tư vấn chi tiết hơn nhé!