Kiểm tra số liệu của bảng cân đối tài khoản là một bước rất quan trọng trong quá trình kiểm tra báo cáo tài chính. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về khái niệm và cách lập bảng giúp hoàn thành chính xác số liệu. Tránh những sai sót có thể xảy ra của người làm báo cáo tài chính phạm phải. Ví dụ như nhầm lẫn do lượng số liệu cần ghi chép và tính toán lớn.
Khái niệm
Bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là bảng cân đối phát sinh. Bảng được lập ra để kiểm tra, đối chiếu lại số liệu được ghi trong sổ sách, chứng từ. Để kiểm soát tính chính xác của số liệu trước khi lập bảng cân đối kế toán cũng như các nghiệp vụ kinh tế khác.
Trong bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là cân đối phát sinh sẽ bao gồm:
- Số: ghi số thứ tự của các tài khoản tương ứng
- Tài khoản: ghi tên( số hiệu tài khoản)
- Số dư đầu kỳ: ghi số dư đầu kỳ tương ứng với mỗi tài khoản. Nếu số dư đầu kỳ nợ thì ghi vào bên nợ và ngược lại.
- Số phát sinh trong kỳ: ghi lại tổng số phát sinh trong kỳ ứng với mỗi tài khoản tương ứng. nếu tổng phát sinh là nợ thì ghi vào bên nợ và ngược lại
- Số dư cuối kỳ: ghi số dư cuối kỳ tăng hay giảm tương ứng với mỗi tài khoản. số dư cuối kỳ nợ thì ghi vào bên nợ và ngược lại.
Mục đích của việc lập bảng cân đối
Để phản ánh, báo cáo tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản. Và nguồn vốn của công ty từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Căn cứ vào đó để kiểm tra ghi chép sổ kế toán. Đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên báo cáo tài chính.
Phân biệt rõ bảng cân đối kế toán và tài khoản
Bảng cân đối tài khoản giúp ta đánh giá được hoạt động của công ty ở mọi lĩnh vực. Qua những chi tiết được thể hiện trên bảng như số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Và phát sinh tài khoản của doanh nghiệp được sử dụng để hạch toán. Mặt khác bảng cân đối kế toán giúp các nhà quản trị có mức đánh giá chính xác về công ty. Qua số dư đầu và số dư tại thời điểm lập mà không có số phát sinh thêm.
Cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán
Bảng cân đối tài khoản dựa trên Sổ Cái và bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
– Số hiệu tài khoản: Ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 doanh nghiệp sử dụng trong kỳ.
– Tên tài khoản: Ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Mỗi loại tài khoản ghi trên 1 dòng, ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn.
– Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư Nợ và Có đầu kỳ theo từng tài khoản. Số liệu căn cứ vào Sổ cái và Sổ Nhật ký.
– Số phát sinh trong kỳ: Phản ánh số phát sinh bên Nợ và Có của từng tài khoản. Số liệu để ghi căn cứ vào Sổ Cái và Nhật Ký.
– Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư Nợ và Có cuối kỳ của từng tài khoản.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.
Lưu ý:
Bảng cân đối số phát sinh là phương pháp kỹ thuật. Dùng để kiểm tra tổng quát số liệu đã ghi trên các tài khoản tổng hợp. Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở:
– Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp. Phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
– Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp. Phải bằng tổng số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
Cách kiểm tra chi tiết bảng cân đối
– Đầu tiên sẽ tiến hành kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái).
– Tiếp theo là kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản.
– Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng.
– Kiểm tra các khoản phải trả khác.
– Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế.
– Đầu vào và đầu ra có cân đối.
– Kiểm tra chữ ký có đầy đủ.
– Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng.
– Tiếp tục kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái và bảng lương có khớp.
– Kiểm tra hàng tồn kho có phù hợp không.
– Kiểm tra các chứng từ cần có bảng kê đi kèm đã đủ chưa.
– Kiểm tra hợp đồng lao động, mã số thuế cá nhân, chứng từ bảo hiểm.
Xử lý trường hợp bảng cân đối không có số liệu
Trường hợp 1: Toàn bộ phần số đều có số liệu trắng (không lên số liệu)
Trường hợp 2: Một số tài khoản không lên số liệu (các tài khoản khác vẫn lên), bạn kiểm tra các nội dung sau:
– Với tài khoản 632 và phát sinh Có của tài khoản kho (152, 155, 153, 156,..): xem đã các phiếu xuất kho đã có giá xuất chưa, nếu chưa thì tính giá xuất kho.
– Với tài khoản 911: kiểm tra xem đã kết chuyển lãi lỗ chưa, nếu chưa thì thực hiện kết chuyển lãi lỗ.
– Với các tài khoản khác: Mở lại các chứng từ hạch toán tài khoản đó có số liệu không, hạch toán đúng tài khoản không.
Vừa rồi là khái niệm, cách lập cũng như xử lý thao tác về bảng cân đối. Nếu bạn có thắc mắc về dịch vụ kế toán, hãy liên hệ ngay với bePro.vn để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn thành công!