Bảo hiểm xã hội luôn được người lao động đặc biệt quan tâm, nhất là việc kiểm tra xem đơn vị sử dụng lao động có đóng bảo hiểm cho mình hay không. Do đó trong bài viết này sẽ giới thiệu với bạn về cách tra cứu kết quả đóng BHXH của công ty chính xác và nhanh nhất.
Cách tra cứu kết quả đóng BHXH của công ty
Bước 1: Truy cập vào trang: baohiemxahoi.gov.vn
Đầu tiên bạn vào trang thông tin chính thức là aohiemxahoi.gov.vn rồi tích chọn tra cứu trực tuyến, tích chọn tra cứu quá trình tham gia BHXH.
Bước 2: Tra cứu thông tin người tham gia
Bạn sẽ tra cứu thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội theo các lựa chọn sau:
- Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH cho bạn.
- Từ tháng – đến tháng: Đây là thời gian mà bạn muốn tra cứu quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
- Số CMND.
- Họ tên người tham gia đóng bảo hiểm.
- Mã số BHXH.
- SĐT nhận mã OTP: SĐT này của người lao động đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH.
- Mã xác thực có hiện trên màn hình.
- Bấm chọn lấy mã OTP.
Bước 3: Nhận mã OTP và tra cứu
Bạn sẽ nhận được mã OTP theo sđt đã đăng ký trước đó và tiến hành bấm tra cứu. Trong trường hợp NLĐ chưa đăng ký sđt thì đề nghị lập mẫu TK1-TS theo Quyết định 888 bổ sung thông tin nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 4: Kết quả tìm kiếm có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không tra cứu được quá trình tham gia BHXH của NLĐ
Trường hợp này có thể là do dữ liệu quá trình đóng của NLĐ chưa được hoàn thiện hoặc do dữ liệu về thông tin cá nhân của một số NLĐ chưa được đầy đủ, chính xác. Do đó khi gặp trường hợp này thì bạn hãy liên hệ với đơn vị sử dụng lao động đang tham gia phối hợp với cơ quan BHXH chỉnh sửa dữ liệu.
Trường hợp 2: Tra cứu được quá trình tham gia BHXH của NLĐ
Thông qua việc tra cứu quá trình đóng online mà NLĐ có thể biết được đơn vị có tham gia BHXH hay không.
Lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm
3 nhóm đối tượng doanh nghiệp nào cũng phải đóng bảo hiểm
Hiện nay có 3 nhóm đối tượng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng sử dụng đó là:
- Người làm việc theo HĐXH có xác định thời hạn và không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ 3 đến dưới 12 tháng.
- Người lao động có thời hạn đủ 1 đến dưới 3 tháng.
- Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.
Ngoài ra không ít doanh nghiệp còn sử dụng đến lao động là người nước ngoài.
Theo điều 2 Luật BHXH mới nhất thì tất cả những lao động trên đều thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Do đó mà khi sử dụng những lao động này, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ.
Khi nào doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho NLĐ?
Theo quyết định 772/QĐ-BHXH thì trong 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ hoặc HĐ làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký BHXH cho NLĐ. Hồ sơ này sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) của người lao động.
- Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung thêm giấy tờ chứng minh.
- Danh sách lao động tham gia các bảo hiểm.
- Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS.
Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quận/huyện, nơi có trụ sở.
Phải đóng đầy đủ và đúng hạn
Về mức đóng
Theo quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động theo công thức:
Mức đóng hàng tháng = Mức lương tháng đóng bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm
Về thời hạn đóng
Cũng như quy định tại quyết định 595 thì doanh nghiệp sẽ được lựa chọn đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
Trường hợp đóng chậm hơn sẽ bị phạt các mức phạt tương ứng với số ngày chậm được quy định rõ tại quyết định này.
Kịp thời điều chỉnh khi có sự thay đổi
Thực tế có nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải thay đổi thông tin đóng bảo hiểm của đơn vị mình như tăng/giảm lao động, đổi tên doanh nghiệp hoặc địa điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp, thay đổi mức lương tháng đóng bảo hiểm của NLĐ.
Khi có bất cứ sự thay đổi nào thì doanh nghiệp đều phải làm thủ tục thay đổi thông tin đóng bảo hiểm với cơ quan BHXH để có sự điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến những quyền lợi của NLĐ, cũng như chính doanh nghiệp của mình.
Lưu ý khi có người lao động làm việc ở nhiều nơi
Trách nhiệm khi tham gia BH cho NLĐ của doanh nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP.
Theo đó, đối với BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: Nếu DN là người sử dụng lao động đầu tiên mà NLĐ giao kết thì phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ.
Đối với bảo hiểm y tế: Nếu hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và NLĐ có mức lương cao nhất thì DN phải tham gia BHYT cho người lao động.
Vừa rồi là những giới thiệu về cách tra cứu kết quả đóng BHXH của công ty cũng như những lưu ý mà công ty cần nắm khi đóng bảo hiểm cho người lao động của mình. Ngoài ra nếu doanh nghiệp đang gặp các vấn đề về nghiệp vụ kế toán có thể liên hệ đến dịch vụ kế toán Bepro để được hỗ trợ chi tiết nhất!