Một lời khuyên chân thành cho các doanh nghiệp hiện nay là cần phải có kế toán công nợ để ghi chép, giải quyết các vấn đề liên quan đến công nợ; giúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại không đáng có. Kế toán công nợ là gì

Kế toán công nợ là gì? Vai trò kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Kế toán công nợ là gì?

Kế toán công nợ là một bộ phận đóng vai trò khá quan trọng trong hệ thống nghiệp vụ kế toán của một doanh nghiệp.Phần hành kế toán này liên quan đến các khoản nợ phải thu và phải trả. Liên quan đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp, vấn đề quản lý tốt công nợ không đơn giản chỉ là yêu cầu mà là vấn đề cấp thiết và có sự ảnh hưởng rất lớn. Dựa trên các đặc điểm của doanh nghiệp như loại hình kinh doanh, quy mô sản xuất, trình độ quản lý và đặt biệt là trình độ đội ngũ kế toán như thế nào để xây dựng một bộ máy kế toán sao cho phù hợp.  Tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thực sự vững mạnh hay không thì cũng phụ thuộc một phần vào khâu tổ chức công tác kế toán công nợ của doanh nghiệp đó

Vai trò của nhân viên kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Quản lý công nợ phải thu của khách hàng

Nợ phải thu là khoản công nợ khách hàng chưa thanh toán hoặc đã thanh toán một phần. Khoản phải thu của khách hàng thể hiện doanh nghiệp đã xuất hàng hóa hoặc thành phẩm, đã xuất các chứng từ hóa đơn, hóa đơn bán hàng và đã kê khai thuế. Các công việc cần làm :

  • Kế toán công nợ phải tham gia chuẩn bị và kiểm soát tốt nội dung trong hợp đồng như thông tin khách hàng, nắm rõ các điều khoản và phương thức thanh toán, chính sách phạt áp dụng khi quá hạn thanh toán, nêu ra được trách nhiệm nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, các phương án giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hợp đồng kinh tế đã bán ra.

Kế toán công nợ là gì 01

Kế toán công nợ là gì? Vai trò kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Thực hiện công việc đánh dấu mã khách hàng

  • Nắm rõ các diễn biến tăng, giảm phát sinh khoản công nợ phải thu theo ngày, tháng, quý, năm và ghi lại một cách chi tiết và cẩn thận.
  • Căn cứ vào hợp đồng bán hàng cùng với các chính sách của công ty để thực hiện công tác hạch toán các khoản công nợ giảm trừ mà khách hàng được hưởng
  • Lập kế hoạch và thường xuyên kiểm tra công nợ khách hàng định kỳ kèm theo đó là lập biên bản đối chiếu công nợ. 
  • Lập các báo cáo cần thiết trình nộp ban quản lý doanh nghiệp như báo cáo công nợ cần thu, báo cáo phân tích thời gian nợ theo thời gian định kỳ.
  • Vạch ra kế hoạch chi tiết để thu hồi công nợ khách hàng, kèm theo việc phân tích đánh giá nhằm đưa ra phương án hợp đề xuất cho cấp trên để giải quyết triệt để trường hợp công nợ khó đòi, hoặc quá thời hạn.
  • Chủ động hợp tác, phối hợp với các phòng ban khác có liên quan trong công ty để thu hồi nợ đúng như thời hạn trong hợp đồng. 

Quản lý công nợ phải trả cho nhà cung cấp

  • Tiếp nhận và nắm rõ các thông tin cần thiết về nhà cung cấp, các điều khoản, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán,… thông qua hợp đồng nhận được từ công ty đưa xuống.
  • Thực hiện xác nhận các thông tin nhận được sau đó nhập vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế.
  • Nhằm phần biệt và tránh nhầm lẫn với nhà cung cấp khác và khách hàng kế toán công nợ thiết lập mã cho nhà cung cấp đó
  • Kế toán công nợ phải thực hiện công việc kiểm tra và ghi nhận một cách chính xác các giao dịch phát sinh tăng giảm hằng ngày như lấy hàng, thanh toán tiền cho người bán dựa trên các số liệu hạch toán của bộ phận kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toán kho hay kế toán thanh toán. 
  • Dựa trên hợp đồng mua hàng, xác định các khoản giảm trừ công nợ mà doanh nghiệp có thể được hưởng khi bên bán hạch toán theo các chương trình trình chính sách kinh doanh của bên bán.
  • Thường xuyên theo dõi ghi chép và đối chiếu công nợ của từng nhà cung cấp của doanh nghiệp, cuối cùng là chốt số liệu định kỳ bằng Biên bản đối chiếu công nợ. 
  • Trình cấp trên các báo cáo tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp định kỳ.

Kế toán công nợ là gì 01

Kế toán công nợ là gì? Vai trò kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Vai trò khác

  • Giải quyết các khoản công nợ phải trả bằng việc lên kế hoạch cụ thể việc thanh toán các khoản cho nhà cung cấp theo thời hạn trong hợp đồng.
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, kế toán công nợ sẽ đưa ra đề xuất cho cấp trên để giải quyết ổn thỏa các khoản công nợ đó. 

Trên đây là chia sẻ về vai trò cơ bản của một kế toán công nợ trong một doanh nghiệp. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của kế toán công nợ cho công tác kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung, để từ đó xây dựng cho doanh nghiệp của mình một đội ngũ kế toán đầy đủ. Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài bền vững và phát triển hơn nữa.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT