Kế toán kho là một trong những nghiệp vụ kế toán cơ bản của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, một kế toán kho cần nắm vững được những công việc của mình để có thể thực hiện được công tác quản lý một cách hiệu quả. Cùng Bepro.vn tìm hiểu về kế toán kho là gì trong bài viết sau đây!
Kế toán kho là gì? Công việc của một kế toán kho hiện nay
Kế toán kho là gì?
Kế toán kho hay còn được gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho, là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc lập ra hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết các hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập – xuất – tồn, thực hiện công việc đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do thủ kho tình lên và giúp hạn chế tối đa các rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp.
Công việc của kế toán kho
Kiểm soát/ kiểm kê hàng hóa trong kho
- Có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa trong kho, lên kế hoạch xuất – nhập hàng hóa trình lên cho kế toán trưởng xem xét và phê duyệt.
- Cùng với bộ phận thủ kho – bên nhận – bên giao trực tiếp tham gia kiểm kê, đếm số lượng hàng hóa nhập – xuất kho nhằm đảo bảo cho sự trùng khớp với yêu cầu. Lưu nội dung vào sổ ghi chép kế toán.
- Theo định kỳ 3 tháng một lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa và nguyên vật liệu trong kho. Xử lý những hàng hóa bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng.
- Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê và biên bản đề xuất xử lý nếu có phát hiện sự chênh lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về cho phòng kế toán để được xử lý.
- Phối hợp cùng với thủ kho nhanh chóng hoàn tất các thủ tục nhập – xuất hàng hóa, theo dõi lượng tồn hàng hóa, nguyên vật liệu và kịp thời đề xuất các phương án xử lý tối ưu để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, cách sắp xếp hàng hóa trong kho và đối chiếu số liệu nhập – xuất hàng hóa nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định và tương ứng trùng khớp với số liệu có trên hệ thống.
Kiểm soát/ kiểm kê hàng hóa trong kho
Kiểm soát và lập các chứng từ xuất – nhập có liên quan
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ có liên quan như hợp đồng giao nhận hàng hóa, các phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu trong kho, phiếu xuất kho… trước khi thực hiện việc nhập – xuất kho.
- Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu, hàng hóa trong phạm vi quyền hạn hoặc báo cáo lên cấp trên để xử lý tình huống kịp thời.
- Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu của hàng hóa và phần mềm hệ thống của công ty.
- Ghi chép, lập chứng từ nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu hàng ngày, các hóa đơn mua bán hàng, chi phí mua hàng… khi có yêu cầu.
- Kiểm soát tình trạng nhập xuất tồn kho, lập báo cáo tồn kho và kiểm kê hàng tồn kho, báo cáo nhằm đảm bảo cho số liệu thực tế trùng hợp với số liệu có trên hệ thống kế toán.
Hạch toán kế toán và kê khai thuế theo quy định
- Chịu trách nhiệm hạch toán việc xuất nhập hàng hóa trong kho, nguyên vật liệu và thực hiện việc hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí.
- Thường xuyên theo dõi công nợ nhập – xuất hàng hóa, định kỳ lập biên bản xác minh khoản công nợ theo quy định.
- Định kỳ thực hiện kê khai thuế đầu vào và ra theo như quy định của pháp luật, cập nhật nội dung kê khai thuế vào hệ thống quản trị kế toán.
Các công việc khác
- Ngoài ra kế toán kho cần lập các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo có liên quan khác theo như quy định.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kho, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến công việc kế toán kho.
- Phối hợp với kế toán công nợ đối chiếu các số liệu có phát sinh trong ngày.
- Phối hợp với thủ kho và kế toán giá thành kiểm tra, đối chiếu các số liệu ghi chép có liên quan.
- Thực hiện các công việc có phát sinh khác theo sự phân công của cấp trên.
Hạch toán kế toán và kê khai thuế theo quy định
Yêu cầu công việc của nhân viên kế toán kho
Một kế toán kho cần phải biết kỹ năng nghiệp vụ kế toán cơ bản, biết sử dụng máy tính, thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng như excel, word, biết sử dụng phần mềm kế toán, trung thực, cẩn thận….
Vừa rồi là những giới thiệu của Bepro về công việc của một kế toán kho. Đây là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nếu không quản lý kỹ rất dễ gây nên các sai sót, thất thoát và nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải thực sự chú trọng vào bộ phận nghiệp vụ kế toán này. Để hiểu rõ hơn cũng như doanh nghiệp đang cần đến sự hỗ trợ từ các dịch vụ kế toán hãy liên hệ đến Bepro để được giải đáp chi tiết!