Trong thời gian hiện nay các hoạt động kinh doanh dịch vụ trở nên gia tăng. Nhất là các loại hình kinh doanh về nhà hàng và khách sạn. Có sử dụng phần mềm kế toán riêng để quản lý nhà hàng. Chính vì thế mà các kế toán viên thuộc lĩnh vực này cũng vô cùng đa dạng và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là một số công việc kế toán nhà hàng cần làm. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu nhé! 

 

Công việc hàng ngày

– Cập nhật thu chi, dịch vụ của khách hàng. Tổng hợp hóa đơn, kiểm kê doanh thu, tiền trong 1 ngày.

– Nhận chứng từ xuất nhập của kho, nhà cung cấp: lưu trữ, kiểm tra các hóa đơn cũng nhập chứng từ.

– Đa phần các nhà hàng vừa và nhỏ thường mua của các hộ kinh doanh cá thể. Bởi vậy phải lập bảng kê mua hàng không hóa đơn.

– Khi xuất hóa đơn luôn phải có bảng kê chi tiết kèm theo. Hoặc phiếu thanh toán của khách hàng.

– Dựa vào định mức các món ăn để kế toán tổng hợp thực phẩm nhà hàng cần. Từ đó cân đối với lượng mua đầu vào.

– Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.

– Cập nhật báo giá, điều chỉnh tăng giảm với phía nhà cung cấp.

– Nhập, xuất hàng theo nhu cầu cũng như định kỳ. Kiểm tra thực phẩm, nguyên liệu so với lượng tồn kho cho phép.

– Kết hợp với quản lý nhà hàng, kiểm kê lượng hàng tồn thực tế trong kho, bếp bar

– Hạch toán khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí dài hạn, ngắn hạn hàng tháng.

– Xây dựng bảng lương cho nhân viên.

– Kiểm kê tài sản máy móc, công cụ hàng tháng.

 

     Công việc của một kế toán nhà hàng cần phải làm

Công việc cuối tháng, quý

– Lập báo cáo xuất nhập tồn nguyên vật liệu, thực phẩm.

– Báo cáo tình hình kinh doanh.

– Kê khai thuế GTGT, TNCN…

– Kê khai tạm tính thuế TNDN tạm tính quý.

– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

 

Cụ thể công việc của kế toán nhà hàng

 

a. Theo dõi hàng hoá xuất nhập

 

– Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.

– Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.

– Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.

– Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.

– Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.

– Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.

– Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân. Chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.

– Mỗi 1 hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó. Dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần. Dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.

– Tính giá thành cho từng món ăn, lên giá vốn cho từng hóa đơn.

 

b. Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào

 

– Nhận các báo giá của nhà cung cấp.

– Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.

– Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.

– Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hóa mua ngoài.

 

Công việc của một kế toán nhà hàng cần phải làm

Công việc của một kế toán cần phải làm

c. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng

 

– Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định.

– Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.

– Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc. Về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.

 

d. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn

 

– Định kỳ kiểm tra 2 mặt hàng/tuần. Theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.

– Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.

 

e. Phối hợp kế toán thanh toán cho nhà cung cấp

 

– Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng. Để thanh toán cho nhà cung cấp.

 

f. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ

 

– Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và nhập vào phần mềm.

– Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.

– Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.

– Kết hợp phòng nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng. Và trừ vào quỹ phí dịch vụ.

– Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng. Như dán nhãn, theo dõi chi phí.

– Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.

– Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản.

 

g. Lên báo cáo

 

– Cuối tháng, cuối quý phải lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm.

– Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.

– Lên báo cáo thuế.

– Lên báo cáo tài chính cuối năm.

 

 Ngành nhà hàng rất đa dạng đối với nghề kế toán

Các vấn đề cần lưu ý

– Cần phải xác định được nhà hàng cung cấp những món ăn, dịch vụ gì. Để xây dựng định mức nguyên vật liệu và xác định giá thành của từng món ăn, dịch vụ. Với những nhà hàng phục vụ nhiều món thì công việc định mức nguyên vật liệu. Sẽ khá “vất vả”, vì thế rất cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận của nhân viên kế toán.

– Bạn cần phải hiểu rõ quy trình hạch toán. Các lập các bảng kê chi tiết. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Biết cách cân đối chi phí phù hợp để hoàn thành báo cáo tài chính cuối năm…

– Các khoản chi phí gas, điện, nước nên được phân bổ chung.

– Nên xây dựng bảng lương nhân viên theo ca để dễ quản lý hơn.

 

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ đầy đủ và hữu ích dành cho các kế toán viên hoặc doanh nghiệp muốn tìm hiểu về lĩnh vực nhà hàng. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan, vui lòng liên hệ đến công ty kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé! 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT