Giá thành sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế trước khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp thường tính toán rất kỹ để tránh các tổn thất và tránh trường hợp bị lỗ. Theo đó, sẽ có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau phù hợp với mô hình, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của các doanh nghiệp. Cùng Bepro.vn tìm hiểu về các cách tính giá thành sản phẩm trong bài viết dưới đây!

cách tính giá thành sản phẩm 01

Khám phá cách tính giá thành sản phẩm mới nhất hiện nay

Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm và dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Các loại giá thành hiện nay

Dựa vào thời điểm tính và số liệu tính mà giá thành có thể phân loại thành:

  • Giá thành kế hoạch.
  • Giá thành định mức.
  • Giá thành thực tế.

Tính theo phạm vi chi phí thì giá thành sản phẩm được phân loại thành:

  • Giá thành sản xuất.
  • Giá thành tiêu thụ.

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Tính theo phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)

Theo phương pháp này thì thường sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn. Theo đó những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp có thể áp dụng phương pháp định giá này, dù vậy cần phải sản xuất ít nhất loại sản phẩm với số lượng lớn.

Theo đó ta có công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành giản đơn như sau:

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này tình theo công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

Theo đó:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại

( Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1)

  • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Phương pháp này thường phù hợp với những doanh nghiệp có sử dụng cùng một quy trình sản xuất và cùng một nguyên vật liệu, lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình chính là doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép và doanh nghiệp đóng gói bao bì, chế biến nông sản…

cách tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)

Công thức chung của phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Theo đó: Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ

Phương pháp này tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách và phẩm chất khác nhau. Vì thế mà khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Công thức tính của phương pháp loại trừ sản phẩm phụ là:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Theo đó các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này thường là các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hoặc các doanh nghiệp sản xuất gỗ.

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng của doanh nghiệp, phương pháp này sẽ phù hợp với các công ty lĩnh vực xây dựng, công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hoặc các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng. 

Theo đó giá thành của từng đơn hàng sẽ bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.

cách tính giá thành sản phẩm 02

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này sẽ được tính đó là doanh nghiệp tiến hành tập hợp các chi phí có trên từng công đoạn, tính giá có trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra được giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.

Theo đó Phương pháp tính giá thành phân bước thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ khá phức tạp theo kiểu chế biến liên tục và có nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Mỗi công đoạn của quy trình sẽ có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình như là doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng hoặc quần áo thời trang.

Giá thành sản phẩm quyết định rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp khi bán sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Vì thế mà việc áp dụng cách tính giá thành sản phẩm rất quan trọng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp cho bạn biết được nhiều hơn về nghiệp vụ kế toán này.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT