Kế toán giá thành đảm nhận nhiều phần việc có liên quan đến giá trị thực tế của sản phẩm. Vì thế mà bộ phận này luôn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khoản doanh thu của của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về kế toán giá thành là gì và các vấn đề liên quan trong bài viết sau từ Bepro.vn!

kế toán giá thành 01

Khám phá công việc kế toán giá thành là gì? Phân loại cơ bản

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là bộ phận kế toán đảm nhận các công việc về khoản chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, lấy đó làm cơ sở để xác định giá hàng hóa phù hợp, đảm bảo nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về chi phí và giá thành luôn là hai chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Bởi những chỉ tiêu này quyết định đến kết quả sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó mà vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời chính là điều quan trọng hơn cả để doanh nghiệp có thể bắt được tình hình một cách nhanh chóng.

Phân loại giá thành 

Phân loại theo thời điểm và số liệu tính giá thành

  • Giá thành kế hoạch.
  • Giá thành định mức.
  • Giá thành thực tế.

Phân theo phạm vi chi phí

  • Giá thành sản xuất.
  • Giá thành tiêu thụ.

Công việc của kế toán giá thành

Kế toán giá thành đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau để có thể xác định được giá thành của sản phẩm:

Tính giá thành sản phẩm

  • Tập hợp các chi phí sản xuất chung như chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước, chi phí điện nước… chi phí tiền lương nhằm làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
  • Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính bao gồm giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
  • Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo như từng đơn hàng sản xuất.
  • Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.

kế toán giá thành

Tính giá thành sản phẩm

Hạch toán các tài khoản kế toán

  • Thực hiện việc hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo đúng với phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
  • Tổ chức những đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.

Lập báo cáo phân tích

  • Lập bảng tổng hợp bao gồm phân tích hiệu quả sản xuất theo như từng đơn hàng sản xuất.
  • Lập báo cáo định kỳ các công việc theo như yêu cầu
  • Báo cáo sản xuất bao gồm báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng.
  • BC giá thành bao gồm giá thành theo đơn hàng, sản phẩm, bảng chi phí giá thành.
  • Báo cáo chi phí sản xuất bao gồm báo cáo phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, báo cáo tổng hợp…
  • Báo cáo đơn hàng.

Các công việc khác

  • Theo dõi chi tiết việc nhập xuất nguyên vật liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra và cập nhật các phiếu nhập, xuất kho nhằm đảm bảo số lượng hàng hóa, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
  • Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
  • Hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên có liên quan thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
  • Phối hợp bộ phận nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích, báo cáo tình hình lãi lỗ.
  • Phân loại và lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan.
  • Định kỳ phối với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua nhằm có được kế hoạch điều chỉnh một cách phù hợp để đảm bảo tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận kế toán doanh nghiệp.
  • Thực hiện các công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu thực hiện.

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 

Thực tế có sự khác nhau giữa các đối tượng kế toán, chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành; nên điều này sẽ dẫn đến có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

kế toán giá thành 02

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 

Về cơ bản thì sẽ có các phương pháp tính giá thành khác nhau bao gồm:

  • Phương pháp trực tiếp.
  • Phương pháp hệ số.
  • Phương pháp tỷ lệ.
  • Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
  • Phương pháp tính giá thành dựa theo đơn đặt hàng.
  • Phương pháp phân bước.

Lưu ý khi làm kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Để thực hiện công việc kế toán giá thành hiệu quả thì kế toán viên đảm nhận cần chú ý đến các vấn đề như:

  • Tập hợp chi tiết và đầy đủ các chi phí có liên quan của từng bộ phận để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất.
  • Hạch toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí sản xuất một cách hợp lý bà chính xác.
  • Tùy theo sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán giá thành cần phải lựa chọn và áp dụng những phương pháp tính giá thành phù hợp.

Kế toán giá thành cần phải là người nhanh nhẹn nhưng cẩn trọng trong việc tính toán mọi thứ. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn bộ phận kế toán này. Chúc bạn thành công!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT