Trong cuộc sống đôi khi chúng ta đối mặt với việc kiến nghị. Nhiều trường hợp chỉ có kiến nghị mới là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Bạn không biết kiến nghị là gì? Kiến nghị có những hình thức nào? Hãy để BePro giúp bạn giải đáp câu hỏi trên nhé! Đọc hết bài viết và tìm ra câu trả lời cho bản thân nào.
Như thế nào là kiến nghị?
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật tiếp công dân năm 2013 thì kiến nghị được định nghĩa là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Nói ngắn gọn thì kiến nghị là việc cá nhân hay tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến hành chính quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP và đề xuất ra phương án hoặc sáng kiến xử lý các vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân cũng như hoạt động kinh doanh.
Kiến nghị là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết trong đời sống văn hóa xã hội hàng ngày. Kiến nghị không chỉ giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị nắm bắt được những thông tin kịp thời mà còn góp phần đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý các cấp, các lĩnh vực. Ngoài ra, kiến nghị còn cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cái nhìn đa chiều về vấn đề từ đó đưa ra các cách xử lý phù hợp và giải quyết vấn đề triệt để nhất.
Phân biệt kiến nghị, khiếu nại và phản ánh
Về mục đích
- Khiếu nại với mục đích là đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành mà các quyết định, hành vi đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khiếu nại.
- Phản ánh với mục đích nêu lên ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về các vấn đề hành chính như việc thực hiện các chủ trương, hành động, chính sách,..
- Kiến nghị với mục đích sau khi phản ánh sẽ trình bày nguyện vọng, đề ra giải pháp với cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về các phương án cũng như sáng kiến liên quan đến các vấn đề phản ánh đó.
Về đối tượng chủ thể
- Khiếu nại: Những đối tượng liên quan chính là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ những người chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính đó.
- Kiến nghị, phản ánh: Công dân khi thấy những hành động xấu, gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức thì nêu lên ý kiến và giải pháp với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết, hạn chế hậu quả xấu xảy ra.
Về thủ tục giải quyết
- Khiếu nại: Giải quyết theo Luật khiếu nại 2011
- Phản ánh, kiến nghị: Phải qua xem xét, sàng lọc và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo từng lĩnh vực phản ánh, khiếu nại.
Có các hình thức kiến nghị nào?
Theo Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/03/2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và Khoản 2, điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đã quy định các phương thức kiến nghị. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc kiến nghị thông qua các hình thức sau:
- Văn bản;
- Điện thoại;
- Phiếu lấy ý kiến;
- Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Các nội dung kiến nghị
Theo Điều 5 Nghị định 20/2008/NĐ-CP nội dung kiến nghị bao gồm:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
- Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.
- Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.
- Quy định hành chính không hợp pháp.
- Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
- Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
- Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
- Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Quyền và nghĩa vụ của người kiến nghị
Là một chủ thể trong quan hệ pháp luật, người khiếu nại được hưởng những quyền lợi cũng như có nghĩa vụ hiện hành mà pháp luật quy định. Theo Điều 7, Luật tiếp công dân năm 2013 người kiến nghị có quyền lợi và nghĩa vụ:
Quyền của người khiếu nại
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghĩa vụ của người khiếu nại
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Mẫu đơn kiến nghị cho cá nhân
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cũng phải rơi vào trường hợp làm đơn kiến nghị. Sau đây BePro giới thiệu đến bạn mẫu đơn kiến nghị cho cá nhân.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Kiến nghị quy định về …)
Kính gửi: ………………………………………………
Tên tôi là:……………………………………Sinh ngày… tháng…năm………
Giấy CMND:………… Ngày cấp:…/…./…Nơi cấp (tỉnh, TP):………………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………
Tôi xin trình bày lý do cụ thể vì sao làm đơn này:
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./………………………………………………………………………………….
2./………………………………………………………………………………….
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau
………………………………………………………………………………………
Ký tên
(Ghi rõ họ tên)
Mẫu đơn kiến nghị cho tập thể
Kiến nghị tập thể là việc làm của nhiều người và cần có người đại diện đứng ra để làm đơn kiến nghị. Sau đây Bepro sẽ giới thiệu đến bạn mẫu đơn kiến nghị cho tập thể.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
….. ngày……tháng……năm……..
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Kiến nghị quy định về………..)
Kính gửi:………………………………………………….
Tên tôi là:…………………………Sinh ngày……. tháng…….năm……..
Giấy CMND………….Ngày cấp:…./…/…Nơi cấp (tỉnh, TP):……………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………….
Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………
Là đại diện theo ủy quyền của những cá nhân sau:
1.Ông/Bà…………………………………………..
Sinh ngày…………….. tháng………… năm……………..
Giấy CMND:………..Ngày cấp:./…../……… Nơi cấp (tỉnh, TP):………….
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ:…………………………………………………………….
2.Ông/Bà:……………………………. Sinh ngày… tháng.…. năm……….
Giấy CMND/thẻ CCCD số:..…. Ngày cấp:…./…..//…..Nơi cấp (tỉnh, TP):………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………….
Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………
3.(Liệt kê những cá nhân tham gia)
Theo hợp đồng ủy quyền được lập ngày…………ủy quyền vì mục đích gì…………..
Thay mặt các cá nhân trên, tôi xin trình bày lý do cụ thể trong đơn này như sau:
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………….…………………………………….
Tôi nhận thấy, quy định về ……….tại ….. là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./………………………………………………………….
2./……………………………………………………………
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ký tên
(Ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn kiến nghị
Ngày nay, đơn kiến nghị không chỉ được viết tay mà còn làm trực tuyến trên website của văn phòng chính phủ. Đối với website, các mục được trình bày rõ ràng và người khiếu nại chỉ cần điền đúng và đầy đủ thông tin. Đối với đơn viết tay, để được chấp thuận dễ dàng người kiến nghị nên chú ý một số vấn đề sau:
- Ghi rõ, đầy đủ thông tin người làm đơn hoặc người đại diện làm đơn. Thông tin cá nhân phải chính các và rõ ràng.
- Về nội dung kiến nghị cần được trình bày xúc tích, ngắn gọn, rành mạch và rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét và đưa ra hướng xử lý hợp lý và chính xác.
- Để đơn kiến nghị thuyết phục thì người làm đơn nên có các bằng chứng kèm theo. Bằng chứng phải rõ ràng, cụ thể và phản ánh đúng sự kiện đang kiến nghị.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về kiến nghị là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!