Báo cáo tuy không mang tính pháp lý và không thể cưỡng chế. Hay bắt buộc thực hiện đúng chuẩn như văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng báo cáo mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác. Đưa ra quyết định của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, việc rèn luyện các kỹ năng viết báo cáo là điều cần thiết đối với bất kỳ nhân viên nào, kể cả kế toán. Hãy cùng bepro.vn tìm hiểu về cách viết báo cáo dành cho kế toán trong bài viết bên dưới nhé! 

 

Khái niệm 

 

Báo cáo là bản mô tả tình trạng công việc. Bao gồm kết quả hoặc quá trình thực hiện của một cá nhân hay một nhóm. Nhằm giúp đồng nghiệp, cấp trên hiểu được thực sự mình đã làm được điều gì, điều gì đã xảy ra.

 

Kỹ năng viết báo cáo dành cho kế toán

Kỹ năng viết báo cáo dành cho kế toán

Mục đích của báo cáo

 

Dù viết báo cáo ngày, tháng hay năm bạn cũng cần xác định được nội dung của từng bản báo cáo. Việc xác định nội dung là điều kiện bắt buộc để bạn có một bản báo cáo chính xác và đầy đủ nhất. Nếu không nắm được nội dung yêu cầu khi viết báo cáo chắc chắn bạn sẽ lạc đề hoặc không có ý nghĩa. Do đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ về mục đích của báo cáo. Bạn có cần mô tả, giải thích, giới thiệu hoặc thuyết phục? Có một mục đích rõ ràng ngay từ đầu đảm bảo rằng bạn luôn tập trung và giúp thu hút người đọc của bạn dễ dàng hơn.

 

Bố cục của một báo cáo

– Bài mô tả chuỗi sự kiện và tình huống.

– Trình bày ý nghĩa của chuỗi sự kiện và tình huống. Hay đơn giản là những phân tích cá nhân hay quan điểm của một vài thành viên.

– Đánh giá thực tế và kết quả của nghiên cứu.

– Thảo luận về các kết quả có thể gây ra của vấn đề.

– Các giải pháp đề xuất theo chuỗi hành động.

– Kết luận.

 

Mẫu bảng mô tả công việc chuẩn nhất 2020

Mẫu bảng mô tả công việc chuẩn nhất 2020

Kỹ năng viết một báo cáo hoàn chỉnh, thu hút

 

Cấu trúc của bản báo cáo đạt chuẩn thường có 4 yếu tố sau:

 

1. Tóm tắt đánh giá

 

Báo cáo nên được bắt đầu với bản tóm tắt đánh giá kết quả công việc. Là mục đầu tiên, nên đây là phần quan trọng nhất của tài liệu. Họ có thể sẽ sử dụng phần tóm tắt đánh giá này để quyết định xem có nên tiếp tục đọc hay không.

Việc đánh giá kết quả công việc sẽ giúp bạn nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nó cũng giống như bản báo cáo thành tích với cấp trên. Vì vậy trong phần này bạn hãy hết sức lưu ý. Nên đánh giá một cách trung thực nhất. Không nên chỉ nêu thành tích đạt được. Còn những khó khăn, thiếu sót lại không công khai. Bởi cấp trên họ sẽ dễ dàng nhìn ra được những thiếu sót trong báo cáo đó dù bạn không nói ra.

 

2. Giới thiệu bối cảnh báo cáo

 

Cung cấp một bối cảnh và phác thảo cấu trúc của nội dung. Xác định phạm vi của báo cáo và bất kỳ phương pháp cụ thể nào được sử dụng.

 

3. Nội dung chính của báo cáo

 

Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo và cần trình bày chi tiết. Với các phần phân tích, thảo luận và đề xuất để xem xét. Bạn có thể đưa vào các số liệu và đồ họa để giúp người đọc dễ nắm bắt thông tin.

 

– Phân tích nguyên nhân

 

Bạn đã đánh giá kết quả công việc, ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện. Hiển nhiên bạn không thể quên việc giải thích nguyên nhân cho những kết quả đó. Hãy chăm chút cho phần này thật kỹ. Bởi người phát hiện ra nguyên nhân và phân tích được nguyên nhân tại sao vấn đề này làm được còn vấn đề kia thì không. Điều này cho thấy bạn là người rất có trách nhiệm với công việc. Việc phân tích đánh giá nguyên nhân cẩn thận. Cũng là cách để người khác giúp bạn dễ dàng tìm cách khắc phục để kết quả công việc được tốt hơn.

 

Kỹ năng viết báo cáo dành cho kế toán

Kỹ năng viết báo cáo dành cho kế toán

– Thảo luận hướng khắc phục

 

Bạn làm được hay không đã có nguyên nhân rõ ràng. Vì thế bạn hãy nghĩ đến hướng khắc phục những nguyên nhân đó. Có thể bạn chưa áp dụng hoặc không còn thời gian để khắc phục. Thì bạn cũng cần nêu rõ và đưa hướng khắc phục vào báo cáo. Kể cả những việc bạn đã làm tốt nhưng nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nhưng bạn đã tìm được cách khắc phục cũng nên đưa vào để mọi người cùng tham khảo. Và đưa ra ý kiến cùng tìm giải pháp tốt nhất để giải quyết. Nếu gặp lại trong quá trình làm việc tiếp theo.

 

–  Đề xuất, kiến nghị

 

Cuối bản báo cáo bạn hãy đưa ra những kiến nghị riêng của bản thân. Ví dụ như: Công việc đó cần có những gì, cần hỗ trợ những gì để có thể thúc tiến quá trình thực hiện nhanh hơn, kết quả được tốt hơn. Việc đưa ra kiến nghị không phải để mang lại lợi ích riêng cho bạn. Mà là mang lại lợi ích chung cho cả công ty, tập thể của bạn. Vì vậy, hãy mạnh dạn nêu ra trong báo cáo để cấp trên biết và xem xét.

 

4.  Kết luận

Tổng hợp các yếu tố khác nhau của báo cáo một cách rõ ràng và súc tích. Xác định các bước tiếp theo và bất kỳ hành động nào cần phải thực hiện.

 

Kết luận: 

 

Kỹ năng viết báo cáo sẽ rất đơn giản một khi bạn hiểu các bước thực hiện. Có nhiều điều cần chú ý trong báo cáo công việc. Nhưng những lời khuyên này đủ để giúp bạn viết một báo cáo đạt chuẩn với cấp trên của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là đạt được cơ hội thăng tiến cao hơn, bạn cần phải nỗ lực hết mình. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan, vui lòng liên hệ đến công ty kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT