Lương luôn là yếu tố nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động, đây cũng là yếu tố quan trọng khi một người lựa chọn công việc nào đó. Do đó mà những những vấn đề liên quan đến lương chưa bao giờ là hết hot, nhất là cách tính lương theo hệ số. Cùng tìm hiểu về cách tính lương theo hệ số chi tiết trong bài viết dưới đây!

cách tính lương theo hệ số

Cùng tìm hiểu cách tính lương theo hệ số mới nhất

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản hay còn gọi là lương cơ sở, đây chính là khoản lương được nhân viên và chủ doanh nghiệp thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Lương cơ bản được sử dụng để tính toán mức lương trong bản lương của nhân viên, mức phụ cấp, hoạt động phí, khoản trích và cả các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất của lương căn bản chính là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm như BHXH, BHYT cho người lao động. 

Các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp

Nguyên tắc cơ bản của việc tính lương trong nghiệp đó là phân cấp các bậc lương cho từng vị trí khác nhau. Một số khái niệm sau:

  • Tiền lương cấp bậc chính là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân.
  • Hệ số tiền lương cấp bậc theo như quy định của nhà nước chính là căn cứ để doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho người lao động theo chất lượng và điều kiện lao động khi nhân viên đã hoàn thành một công việc nhất định.
  • Mức lương chính là lượng tiền trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thường thì nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ sống lương của cấp bậc tương ứng.
  • Thang lương chính là quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các vị trí giống hoặc khác nhau theo như trình tự và cấp bậc. Mỗi bậc trong thang lương sẽ đều có hệ số cấp bậc tương ứng và tỷ lệ tiền lương khác nhau so với tiền lương tối thiểu.
  • Tiêu chuẩn của cấp bậc kỹ thuật chính là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và những yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt kỹ thuật và phải làm được gì về mặt thực hành. 

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương chính là hệ số nhằm thể hiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương cơ bản và cả mức lương tối thiểu của vùng.

Theo đó hệ số lương chính là một trong những yếu tố cơ bản của thang lương và bảng lương, đây là cơ sở để cho các doanh nghiệp, cơ quan trả lương và tính toán các chế độ bảo hiểm xã hội, lương làm thêm giờ, tăng ca, các chế độ xin nghỉ phép… đảm bảo cho quyền lợi đối với người lao động.

Đối với những đơn vị kinh doanh tư nhân thì những người sử dụng lao động cũng có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp với những yêu cầu mà doanh nghiệp hoặc đơn vị đó đề ra, bảo đảm được những lợi ích đôi bên và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật.

Đó chính là hệ số lương dành cho những người lao động mới ra trường và hệ số này có thể tăng lên theo từng cấp bậc công việc và tối thiểu các bậc sẽ có sự chênh lệch nhau khoảng 5%.

cách tính lương theo hệ số 01

Cùng tìm hiểu cách tính lương theo hệ số mới nhất

Cách tính lương theo hệ số lương đơn giản

Hiện nay cách tính lương theo hệ số vẫn còn được nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân áp dụng. Theo đó công thức tính được thể hiện như sau:

Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở X Hệ số lương

Trong đó:

Mức lương cơ sở được quy định trước đây là 1.300.000 đồng/ tháng, nhưng hiện tại theo quy định mới thù mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng.

Một số hệ số lương cơ bản như sau:

  • Hệ số lương bậc Đại học: 2,34
  • Hệ số lương bậc Cao đẳng: 2,10
  • Hệ số lương bậc Trung cấp: 1,86

Tuy nhiên thì theo quy định mới thì mức lương cơ bản bậc 1 thấp nhất phải bằng với mức lương tối thiểu vùng đối với những lao động làm công việc đơn giản, không ít hơn 7% mức lương tối thiểu vùng đối với lao động qua động qua đào tạo và hưởng thêm 5% nếu lao động qua đào tạo làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm.

cách tính lương theo hệ số 02

Cùng tìm hiểu cách tính lương theo hệ số mới nhất

Mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

  • Vùng I: 4.180.000 đồng/ tháng
  • Vùng II: 3.710.000 đồng/ tháng
  • Vùng III: 3.250.000 đồng/ tháng
  • Vùng IV: 2.920.000 đồng/ tháng

Khi xây dựng bảng lương để trả công cho người lao động, doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều đến việc thiết lập các bậc lương cũng như khoảng cách giữa các bậc lương sao cho hợp lý để khuyến khích người lao động không ngừng cố gắng, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ. Khoảng cách giữa các bậc lương thường ít nhất phải bằng 5%.

Vừa rồi là những chia sẻ về cách tính lương theo hệ số mà doanh nghiệp thường sử dụng trong việc tính lương cho nhân viên. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp cho bạn có nhiều cái nhìn chi tiết hơn về cách tính lương này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong các nghiệp vụ kế toán, quyết toán thuế và cần đến dịch vụ kế toán chuyên nghiệp hãy liên hệ đến Bepro để được hỗ trợ chi tiết nhất!

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT