Xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ kéo theo đời sống vật chất lẫn tinh thần cũng ngày càng được nâng cao. Những định kiến cổ hủ, lỗi thời dần được xóa bỏ và các bộ luật được ban hành bảo hành để bảo vệ quyền công dân ngày càng cải tiến hơn. Nổi bật là Luật bình đẳng giới. Hãy cùng BePro tìm hiểu bộ luật này ngay bài viết này nhé!

Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Khi bắt đầu hình thành những mô hình xã hội loài người đầu tiên, con người có được thức ăn thông qua việc hái lượm, trồng trọt. Chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ. Khi người phụ nữ có khả năng tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào hơn nam giới, chúng sinh ra sự lệ thuộc nhất định trong cuộc sống. Từ đó, vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội được coi trọng, kéo theo là sự hình thành tất yếu của công xã thị tộc mẫu hệ.

Tuy nhiên, cùng sự phát triển của công nghệ đúc đồng, hoạt động săn bắn, chăn nuôi mà nam giới dần nâng cao vị thế của mình. Và từ đó đến nay, nam giới thường chiếm những vị trí quan trọng trong xã hội. Đặc biệt trong xã hội cổ đại, trung đại, rất hiếm khi người phụ nữ có tiếng nói trong xã hội.

Xã hội phụ hệ đã kéo dài và phát triển trong thời gian quá dài, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bén rễ sâu trong tiềm thức của nhiều người. Nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, khi phụ nữ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ công nghệ, cũng như tầm quan trọng của tri thức ngày càng được nhận thức rõ ràng, thì dần dần phụ nữ đã khẳng định được vị thế của mình. Điều đó dẫn đến cuộc đấu tranh đòi bình đẳng

Ví dụ về bình đẳng giới:

Ví dụ: Anh A và Chị B đều là nhân viên văn phòng tại Công ty X, do công ty có nhiều việc nên phải huy động nhân viên làm ngoài giờ và tiền làm ngoài giờ của nam và nữ là như nhau không có sự phân biệt giữa người nam và người nữ.

Tại sao phải đẩy mạnh bình đẳng giới?

Từ việc hiểu Bình đẳng giới là gì? có thể nhận thấy một số tầm quan trọng của việc bình đẳng giới đối với xã hội. Vậy tại sao phải bình đẳng giới?

Từ xưa tới nay tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tồn tại trong xã hội. Mặc dù hiện nay xã hội ngày càng phát triển nhưng ở đâu đó xung quanh chúng ta, tư tưởng đó vẫn chưa thể xóa bỏ. Vì vậy việc thực hiện tốt bình đẳng giới trong xã hội sẽ giúp cho những quan niệm lạc hậu bị loại khỏi. Không còn sự phân biệt trong bất cứ trường hợp nào dựa trên tiêu chí giới tính.

Từ đó có thể hiểu thúc đẩy bình đẳng giới là mục tiêu nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, qua đây tạo cơ hội ngang bằng nhau cho cả năm và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực trong xã hội.

Đồng thời, việc đẩy mạnh bình đẳng giới cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên thực tế và tiến tới hội nhập trong khu vực và quốc tế.

Luật bình đẳng giới

Luật Bình đẳng giới là luật mang số 73/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật này quy định về bình đẳng giới ở Việt Nam.

Quá trình xây dựng

Về cơ sở pháp lý, Hiến pháp năm 1946 có quy định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” hay “Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai đều có quyền bầu cử…” Tiếp đến Điều 63 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ”. Từ Điều 53 đến Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền, nghĩa vụ công dân, trong đó, quy định quyền bình đẳng nam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

Chủ trương

Về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhìn chung đồng tình với vấn đề bình đẳng giới cụ thể là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Và sau đó là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”.

Dựa trên các cơ sở pháp lý cao nhất và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới, để thể chế hóa thêm một bước các quyền bình đẳng giới, Quốc hội Việt Nam đã xây dựng và thông qua Luật Bình đẳng giới.

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới

Đối tượng áp dụng

  1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).
  2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Mục tiêu bình đẳng giới

Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
  2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
  3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
  4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
  5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
  6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
  7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
  8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
  9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.

Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới

  1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
  2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
  3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
  4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
  5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để tăng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
  2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
  3. Bạo lực trên cơ sở giới.
  4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của Luật bình đẳng giới

Với quy định như vậy, quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm cấm những hành vi sau đây:

– Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;

– Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;

– Bạo lực trên cơ sở giới;

– Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về Luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Qua quá trình sửa đổi và phát triển, bộ Luật đã ngày càng được cải tiến hơn và đảm bảo tốt quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT