Hiện nay với nhu cầu di chuyển khắp nơi trong mọi miền tổ quốc để đi học, đi làm của các học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Thật khó để tránh được việc lưu trú tạm tại các địa điểm trong một khoảng thời gian ngắn. Chính vì vậy chính quyền đã ban hành luật cư trú, ở đó quy định những trường hợp lưu trú thì phải thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền. Thế lưu trú là gì? Thủ tục như nào? Bài viết này bọn mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

luu-tru-la-gi

Lưu trú là gì?

Lưu trú là một từ ngữ khá mới đối với một số người. Thuật ngữ lưu trú được dùng để thay thế cụm từ tạm trú thường thấy.

Theo quy định tại điều 31 Luật Cư Trú 2006, bổ sung và sửa đổi 2013 lưu trú được định nghĩa như sau:

Lưu trú là việc công dân tạm thời sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn mà không phải nơi cư trú của mình và không thuộc diện bắt buộc đăng ký tạm trú tạm vắng.

Lưu trú khác với tạm trú ở chỗ họ không cần phải đăng ký tạm trú, người này không thường xuyên sinh sống ở nơi này và chỉ ở đây một khoảng thời gian vì lý do công việc, học tập, thi cử,.. Người lưu trú phải thông báo tới các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương đó.

Khi nào phải thông báo lưu trú

Theo quy định thì việc thông báo lưu trú xảy ra khi một người có nhu cầu, mong muốn ở lại một địa điểm thuộc xã, phường thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc diện đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian.

Tại điều 31, Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 có quy định:

  1. Lưu trú là việc công dân tạm ở lại trong một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc diện phải đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định.
  2. Hộ gia đình, nhà tập thể, phòng khám, cơ sở chữa bệnh, nhà nghỉ, khách sạn,.. Có trách nhiệm thông báo lưu trú đến các công an xã, phường, thị trấn nếu có người từ 14 tuổi trở lên đến ở tại đó. Có thể thông báo trực tiếp hoặc thông qua điện thoại.
  3. Việc thông báo lưu trú cần được thực hiện trước 23 giờ, nếu đến sau giờ kể trên thì người lưu trú cần thông báo vào sáng hôm sau, trường hợp có người thân đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần tới người có thẩm quyền chức năng trong địa phương

Theo quy định thì những người phải có trách nhiệm thông báo lưu trú bao gồm:

  • Đại diện gia đình, nhà tập thể, phòng khám, cơ sở chữa bệnh, nhà nghỉ, khách sạn,..  Có nghĩa vụ phải khai báo lưu trú khi có người đến ở trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Trường hợp chủ của gia đình, nhà tập thể không có mặt tại địa phương, người có nhu cầu lưu trú cần phải tự tới khai báo với các cơ quan công an địa phương.
  • Người đến lưu trú trên 14 tuổi cần phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ để chứng minh nhân thân như CMND, căn cước công dân, hộ chiếu,…. Hoặc là các giấy tờ khác do chính cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
  • Cần thông báo lên công an địa phương trước 23h, nếu trường hợp tới muộn hơn thời gian trên thì cần thông báo vào sáng ngày hôm sau.
  • Trường hợp có người thân đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần tới người có thẩm quyền chức năng trong địa phương.
  • Có thể thông báo trực tiếp, thông qua điện thoại hoặc sử dụng qua internet máy tính, điện thoại.

luu-tru-la-gi

Thủ tục lưu trú và tiếp nhận lưu trú tại công an cấp xã

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA người có nhu cầu lưu trú tại một địa phương không thuộc nơi cư trú của họ cần xuất trình một vài giấy tờ như sau:
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân
  • Hộ chiếu còn có thời hạn sử dụng
  • Giấy tờ tùy thân khác có giá trị thay thế
  • Giấy tờ khác do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp
  • Mặc dù không cần phải xuất trình giấy tờ với trường hợp dưới 14 tuổi tuy nhiên phải cung cấp đủ các thông tin cần thiết về thân nhân của người dưới 14 tuổi.

Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở công an tại công an xã, phường, thị trấn của mỗi địa phương.

Kết luận

Với những thông tin hữu ích đã được đề cập ở trên, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc lưu trú và các thủ tục khi thông báo lưu trú. Bạn nghĩ sao về những thông tin trên, nếu thấy hay hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ bọn mình trong những bài viết tiếp theo nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề kỷ luật, hãy liên hệ ngay với BEPRO để được tư vấn cụ thể hơn, hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT