Trong đời sống vợ chồng, sẽ khó tránh khỏi những tranh chấp, cãi vã do bất đồng quan điểm. Điều đó là nguyên nhân dẫn đến những rạn nứt tình cảm gia đình. Đối mặt với vấn đề này, nhiều cặp vợ chồng chọn cách hàn gắn lại với nhau nhưng bên cạnh đó, vẫn có những người lựa chọn đi đến kết thúc bằng việc ly thân hoặc ly hôn.
Vậy ly thân là gì? Hãy cùng Bepro tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Ly thân là gì?
Hiện nay, trong bộ Luật về Hôn nhân và Gia đình, vẫn chưa có khái niệm cụ thể về ly thân. Đây chỉ là cách gọi thông thường và dẫn đến một số hiểu lầm của các cặp vợ chồng.
Nhiều người cho rằng khi đã ly thân thì sự ràng buộc về hôn nhân của họ cũng chấm dứt và họ có thể thoải mái có những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên, tại khoản 14 điều 3 bộ Luật Hôn nhân và Gia đình, có quy định rõ rằng Quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt theo phán quyết, quyết định của Tòa án khi tiến hành thủ tục ly hôn (theo yêu cầu của một bên hoặc được sự đồng ý của hai bên).
Do vậy, ly thân không phải là sự kiện pháp luật có thể chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp của vợ chồng. Ly thân được hiểu là trạng thái xuất phát từ những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong cuộc sống, dẫn đến đôi bên quyết định không chung sống với nhau nữa nhưng vẫn chưa thực hiện hoặc hoàn tất thủ tục ly hôn. Và phải hiểu rằng, ly thân không cần sự chấp thuận của tòa án mà chỉ cần sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Về mặt pháp lý, họ vẫn có quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau.
Ly thân có được pháp luật chấp nhận không?
Như đã đề cập ở trên, ly thân không được quy định cụ thể trong bất kì bộ luật nào và không do tòa án chấp thuận, nên ly thân không được pháp luật chấp nhận. Và ly thân hay không thì các cặp vợ chồng vẫn có quyền, nghĩa vụ không thay đổi.
Thủ tục ly thân được thể hiện như thế nào?
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như những bộ luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về ly thân và thủ tục ly thân. Do đó, việc ly thân chủ yếu do hai vợ chồng thỏa thuận với nhau.
Đôi khi, trong quá trình chung sống, sẽ có những mâu thuẫn, tranh cãi nên việc ly thân sẽ là một quyết định đúng đắn để cả hai có thời gian bình tâm suy nghĩ, sửa đổi sai lầm hay đưa ra những giải pháp hàn gắn tình cảm. Từ đó, đưa ra quyết định sẽ tiếp tục chung sống hòa thuận hay đi đến ly hôn. Và việc ly thân không chấm dứt tình trạng hợp pháp của hôn nhân nên họ vẫn có quyền, nghĩa vụ đối với hôn nhân và con chung.
Ly thân không cần thủ tục
Dù ly thân trong khoản thời gian ngắn hay dài, xét về mặt pháp luật, cuộc hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý. Thế nên, ly thân là khái niệm xã hội chứ không phải là khái niệm pháp ly.
Hai vợ chồng khi ly thân sẽ tự thỏa thuận và thống nhất với nhau về các quyền và lợi ích, trong đó có việc chu cấp, nuôi dưỡng con cái bằng văn bản.
So sánh giữa ly thân và ly hôn
Hai khái niệm ly thân và ly hôn thường đi liền với nhau. Có rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này. Vậy ly thân và ly hôn giống và khác nhau như thế nào?
Điểm giống nhau:
Về cơ bản, việc ly thân và ly hôn đều xuất phát từ nguyên nhân rạn nứt tình cảm gia đình. Khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cuộc sống hôn nhân không thể tiếp diễn được nữa và đã có quá nhiều những mâu thuẫn không thể giải quyết, họ sẽ đưa ra quyết định ly thân hoặc ly hôn.
Thường các cặp vợ chồng sẽ ly thân trong một khoảng thời gian trước khi tiến hành thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, phải hiểu rằng, ly thân không phải là hình thức bắt buộc để có thể ly hôn.
Điểm khác nhau:
Ly thân | Ly hôn | |
Về mặt pháp lý | Không được pháp luật thừa nhận.
Cuộc hôn nhân vẫn còn giá trị về mặt pháp lý. |
Được pháp luật thừa nhận là hình thức chấm dứt tình trạng hợp pháp của hôn nhân.
Kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực, thì họ không còn là vợ chồng hợp pháp và không có các quyền, nghĩa vụ vợ chồng. |
Về mặt thủ tục | Do không được pháp luật thừa nhận nên các bộ luật hiện hành vẫn chưa có quy định về thủ tục cụ thể, chủ yếu là do đôi bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. | Có quy định cụ thể về giấy tờ, trình tự và các thủ tục ly hôn. |
Ly thân bao lâu thì được ly hôn?
Đây là câu hỏi thường gặp khi các cặp vợ chồng có tranh cãi, mâu thuẫn và dẫn đến quyết định không chung sống với nhau nữa.
Theo “Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Pháp luật không quy định về việc ly thân trong thời gian bao lâu thì có thể ly hôn. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần chứng minh rằng cuộc hôn nhân của bạn đang gặp rắc rối nghiêm trọng, đôi bên không thể kéo dài thời gian chung sống, không đạt được mục đích của cuộc hôn nhân.
Về cấp dưỡng nuôi con, Luật Hôn nhân và Gia đình cũng không quy định mức cấp dưỡng nuôi con. Điều này được tòa án xác định dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ trả tiền cấp dưỡng nuôi con và các nhu cầu thiết yếu.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về ly thân và có sự so sánh, đối chiếu giữa ly thân và ly hôn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!