Lập biên bản đối chiếu công nợ là một trong những công việc quan trọng của kế toán. Ngoài việc chốt số tiền công nợ để thực hiện việc thu nợ, thanh toán nợ. Nó còn có tác dụng chốt số liệu kế toán cuối năm, cuối quý. Giúp ban giám đốc và bộ phận kế toán quản lý công việc một cách hiệu quả. Hãy cùng bePro.vn tham khảo mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất 2020. 

Mục đích của việc lập biên bản đối chiếu công nợ

Đối với việc quyết toán thuế, thì biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng luôn được hỏi đến đầu tiên. Vì đó là căn cứ để kiểm tra thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán. Đặc biệt là những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên. Chúng có thực hiện đúng theo quy định hay không (thanh toán không dùng tiền mặt).

Biên bản đối chiếu công nợ để kế toán kiểm soát. Việc thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp mình đối với nhà cung cấp, với khách hàng. Đã được thực hiện đúng với nội dung hợp đồng đã ký kết hay không. Số nợ còn lại có chuẩn như tình hình thực tế hay không. 

Những sai sót trong đối chiếu công nợ

– Kế toán gửi thư xác nhận cho khách hàng. Nhưng tỷ lệ phản hồi thấp dẫn đến việc sai sót trong quản lý công nợ.

– Công nợ phải thu bị chênh lệch giữa sổ kế toán với Biên bản đối chiếu công nợ. Và chưa xác định được nguyên nhân.

– Đặc biệt với các doanh nghiệp xây dựng, đa số không đối chiếu nợ hoặc đối chiếu nợ có chênh lệch. Và có nhiều khoản công nợ không có đối tượng rõ ràng như các mô hình DN khác.

Hướng dẫn lập biên bản đối chiếu công nợ

Mẫu biên bản mới nhất 2020

 

Công ty kế toán BePro.vn                                Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  Số:                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                              TP.HCM, ngày 10 Tháng 4 năm 2020

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

–  Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.

–  Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày 10 tháng 4 năm 2020 Tại văn phòng Công ty Kế toán BePro.vn , chúng tôi gồm có:

  1. Bên A (Bên mua):

CÔNG TY A

– Địa chỉ      

– Điện thoại  :                                                     Fax:

– Đại diện     : Nguyễn Văn A                             Chức vụ: Giám đốc

  1. Bên B (Bên bán):

CÔNG TY B

– Địa chỉ      

– Điện thoại  :                                                       Fax:

– Đại diện     : Nguyễn Thị B                                Chức vụ: Giám đốc

Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2019 cụ thể như sau:

1. Đối chiếu công nợ

STT

Diễn giải Số tiền

1

Số dư đầu kỳ

0
2

Số phát sinh tăng trong kỳ

100.000.000
3

Số phát sinh giảm trong kỳ

60.000.000
4

Số dư cuối kỳ

40.000.000

(Bằng chữ: Bốn mươi triệu đồng chẵn)

 

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

2. Công nợ chi tiết.

  • Hóa đơn số 00015 ký hiệu LA/20P do công ty kế toán BePro.vn xuất ngày 30/5/2019 với số tiền 15.000.000 (Chưa thanh toán)
  • Hóa đơn số 00045 ký hiệu LA/20P do công ty kế toán BePro.vn xuất ngày 27/9/2019 với số tiền 15.000.000 (Chưa thanh toán)

3. Kết luận:

  • Tính đến hết ngày 31/12/2019 CÔNG TY A (bên A ) còn phải thanh toán cho Công ty Kế toán BePro.vn (bên B) số tiền là: 30.000.000 (Bằng chữ: Bốn mươi triệu đồng chẵn)
  • Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

                 ĐẠI DIỆN BÊN A                                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

                (Ký tên, đóng dấu)                                                   (Ký tên, đóng dấu)

 

Nguyên tắc cần phải nhớ

Biên bản này gồm 3 phần chính:

  • Bên gửi bản đối chiếu (thường là bên thu nợ)
  • Bên nhận bản đối chiếu (thường là bên phải trả nợ)
  • Các thông tin liên quan: Thời gian đối chiếu, lịch sử thông tin phát sinh và thanh toán nợ, số nợ còn lại cần thanh toán…

Vì vậy biên bản đối chiếu công nợ thường lập ra để thu hồi nợ, chốt số nợ phải thu

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

Những nội dung cần có trong quản lý công nợ 

Bên nhận bản đối chiếu: 

Chúng ta cần có 1 danh sách hợp đồng của từng khách. Mỗi hợp đồng sẽ là 1 đối tượng theo dõi công nợ. Một khách hàng có thể có nhiều hợp đồng khác nhau, cần theo dõi riêng. Tổng của các hợp đồng đó sẽ là công nợ cần chốt (có áp dụng nguyên tắc bù trừ)

Thông tin thanh toán: 

Không phải hợp đồng nào cũng được thanh toán ngay hoặc chỉ thanh toán duy nhất 1 lần. Do đó các thông tin về thanh toán của mỗi hợp đồng cũng cần được theo dõi chi tiết.

 

Một số trường hợp khác hàng không chịu đối chiếu công nợ

Do vẫn còn bị tranh chấp và trong quá trình giải quyết thu hồi nợ.

Trong quá trình hợp tác do không muốn mất lòng đối tác của mình. Nên đã không thúc giục thường xuyên vấn đề đối chiếu công nợ. Nhân viên kế toán vẫn bỏ qua không đối soát hoặc gửi đối tác ký. Đó là một trong những yếu tố có thể gây khó khăn vướng mắc cho quá trình thu hồi công nợ về sau. Khi không có văn bản xác nhận về số công nợ còn lại. 

Do khách hàng có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi. Hoặc khách không còn khả năng thanh toán. 

Kết luận: 

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho kế toán và quý doanh nghiệp có thể đối chiếu công nợ hoàn chỉnh nhất. Nếu có bất cứ nhu cầu cần hỗ trợ về nghiệp vụ kế toán hay quyết toán trọn gói. Bạn có thể liên hệ Bepro.vn qua hotline 093.196.8383

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT