Bảo hiểm y tế được rất nhiều người lao động và sử dụng lao động quan tâm. Bảo hiểm y tế được Nhà nước ban hành để chăm sóc cho người tham gia lúc ốm đau bệnh tật,…Vậy mua bảo hiểm y tế ở đâu? Cần tốn bao tiền để mua bảo hiểm y tế? Đọc hết bài viết dưới đây, Be Pro sẽ giải đáp cho bạn nhé!
Mua bảo hiểm y tế ở đâu?
Theo quy định tại chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP của chính phủ, quy định những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được chia thành 6 nhóm gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Người dân nên xem xét mình thuộc nhóm đối tượng nào từ đó, đến các địa điểm thích hợp để mua bảo hiểm y tế. Theo đó:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, công tác ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia bảo hiểm y tế thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
- Người được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế: Người dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để làm giấy tờ và nơi đây sẽ chịu trách nhiệm giải quyết về những vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế thuộc nhóm đối tượng này.
- Người được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế: Đăng ký với Ủy ban nhân dân xã.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế: Người dân đến đại lý thu mua hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Đối với học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia bảo hiểm y tế với nhà trường đang theo học.
- Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: Đến đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đang ở.
Thủ tục mua bảo hiểm y tế
Để tham gia bảo hiểm y tế, người dân cần chú ý đến hồ sơ chuẩn bị và các thủ tục như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị để tham gia bảo hiểm y tế:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế
- Trường hợp được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: Nên bổ sung thêm giấy tờ đến chứng minh mức hưởng
- Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người: Bổ sung giấy ra viện có ghi rõ “ đã hiến bộ phận cơ thể người”.
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế:
- Bước 1: Người tham gia chuẩn bị hồ sơ
- Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền bảo hiểm y tế
- Người làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, kê khai hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình đang làm việc. Đối với nhóm đối tượng này, đơn vị sử dụng lao lao động sẽ trích từ tiền lương hàng tháng của mỗi lao động để đóng bảo hiểm y tế.
- Người được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế: Nộp cho Ủy ban nhân dân xã hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội và không phải đóng tiền.
- Người được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế: Đến đăng ký với Ủy ban nhân dân xã và không phải mất tiền mua bảo hiểm y tế.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế: Đến đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội và đóng mức tiền tương ứng.
- Học sinh, sinh viên: Đăng ký và đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế với nhà trường
- Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế: Nhận tại nơi mình đã nộp hồ sơ.
Mua bảo hiểm y tế tốn bao nhiêu tiền?
Tùy theo đối tượng tham gia mà người dân có thể phải chi trả những khoản tiền hoặc không cần chi trả khi mua bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
Đối tượng không cần chi trả tiền khi tham gia bảo hiểm y tế:
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng,..
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng: Cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người có công với cách mạng, cựu chiến binh,…
- Người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết của chính phủ và các huyện được áp dụng theo cơ chế, chính sách của chính phủ.
- Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội,…
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế.
Đối tượng cần chi trả tiền khi tham gia đóng bảo hiểm y tế:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Những người này hằng tháng phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để đóng tiền bảo hiểm y tế.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã; cán bộ, công chức viên chức:
Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:
Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x Mức lương cơ sở = 22.350 đồng
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:
- Hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều không được ngân sách nhà nước đóng:
Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở = 20.115 đồng
- Học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên thường đóng BHYT theo chu kỳ nửa năm (06 tháng) hoặc một năm (12 tháng), mỗi tháng phải đóng số tiền tương ứng sau:
Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở = 46.935 đồng
- Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình:
Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở = 46.935 đồng
- Tham gia BHYT theo hộ gia đình: Khi tham gia BHYT hộ gia đình trong cùng năm tài chính, các thành viên cùng tham gia sẽ được giảm trừ mức đóng. Tùy vào chu kỳ mà người dân đăng ký tham gia mà mức phí sẽ ít hoặc nhiều nhưng mỗi tháng, người tham gia BHYT sẽ phải trả như sau:
Người thứ nhất: Mức đóng BHYT/tháng = 4,5% x Mức lương cơ sở = 67.050 đồng.
Người thứ hai: Mức đóng BHYT/tháng = 70% x Mức đóng của người thứ nhất = 46.935 đồng.
Người thứ ba: Mức đóng BHYT/tháng = 60% x Mức đóng của người thứ nhất = 40.230 đồng.
Người thứ tư: Mức đóng BHYT/tháng = 50% x Mức đóng của người thứ nhất = 33.525 đồng.
Người thứ năm trở đi: Mức đóng BHYT/tháng = 40% x Mức đóng của người thứ nhất = 26.820 đồng.
Bao lâu mới được cấp thẻ bảo hiểm y tế?
Theo Khoản 1 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp thẻ trong thời gian không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, không quá 2 ngày.
Có được mua bảo hiểm y tế bằng hình thức online hay không?
Hiện nay, để đóng bảo hiểm y tế người dân phải thông qua các đại lý thu, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,…Người dân có thể kiểm tra thời hạn đóng bảo hiểm, thông tin trên web: www.baohiemxahoi.gov.vn, sau đó vào phần tra cứu để theo dõi thông tin về bảo hiểm y tế của mình.
Theo đó, hiện nay bảo hiểm xã hội chưa triển khai dịch vụ đăng ký mua bảo hiểm y tế online. Do đó, nếu người dân có nhu cầu mua bảo hiểm y tế thì liên hệ với các địa điểm nêu trên để đăng ký.
Kết luận
Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!