Khi nhắc đến ngành kiểm toán có lẽ còn đa số các bạn chưa thật sự hiểu rõ về nó. Thông thường chúng ta chỉ biết nhiều về việc làm kế toán. Vậy nên đây là một trong những lý do cần thiết bạn nên đọc bài viết sau đây. Để hiểu rõ hơn về đặc thù của ngành này cũng như những điều thú vị mà ít ai biết. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu nhé!
Khái niệm
Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán. Vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính. Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó. Từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá. Bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán). Nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng. Những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó. Nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Đó là lý do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp. Giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.
Các công việc của kiểm toán viên
Các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu. Và tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:
– Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.
– Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
– Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót. Và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Các loại hình kiểm toán
Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước.
Có nhiều cách phân loại kiểm toán. Nhưng để dễ hiểu nhất thì chúng ta nên phân loại theo chủ thể kiểm toán. Cụ thể, có 3 loại kiểm toán như sau:
– Kiểm toán Nhà nước:
Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí. Thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
– Kiểm toán độc lập:
Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính. Ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế. Tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
– Kiểm toán nội bộ:
Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty. Mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài. Vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.
Những tố chất để trở thành chuyên viên trong ngành kiểm toán
Kiểm toán là một ngành nghề làm việc với các con số thường xuyên. Đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Để trở thành kiểm toán viên thực thụ, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng công việc.
- Trung thực, trách nhiệm.
- Có tính kỷ luật, kiên trì.
- Có khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực công việc.
- Hứng thú với những ý nghĩa được đem lại từ các con số.
- Đam mê làm việc trong lĩnh vực kế toán.
Công việc đòi hỏi người “tài”
Ngoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghề kiểm toán còn yêu cầu những người có “tài” thật sự. Khi phải làm việc với cường độ và áp lực công việc cao. Thực tế là rất nhiều kiểm toán viên sau 2 đến 3 năm làm việc đã quyết định chuyển sang nghề khác. Lý do thì nhiều nhưng chủ yếu thì có những lí do sau:
– Stress: Phải chịu sức ép công việc rất ghê gớm để chạy cho kịp hạn nộp báo cáo. Làm thêm giờ là chuyện rất bình thường của dân kiểm toán. Với một số khách hàng có hệ thống phức tạp, hoặc báo cáo deadline chặt.
– Kiểm toán là một trong những nghề phải đi công tác triền miên. Đôi khi không balance được cuộc sống: tình yêu, tình bạn, gia đình. Vì thế dân kiểm toán thường yêu và lấy những người cùng nghề do hiểu và thông cảm được tính chất công việc của nhau.
– Làm kiểm toán lâu cũng làm giảm đi tính năng động. Vì kiểm toán là người cần thận trọng và bảo thủ. Nhiều việc sẽ đòi hỏi cao hơn vì lúc nào cũng tâm niệm là “tránh sai sót, không được mắc lỗi”.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ hữu ích về những khía cạnh trong ngành kiểm toán. Hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong sự nghiệp của mình. Nếu có thắc mắc và cần hỗ trợ về nghiệp vụ kế toán, quyết toán thuế, bạn có thể liên hệ đến Công ty dịch vụ kế toán Bepro.vn để được tư vấn chi tiết hơn nhé! Chúc bạn thành công.