Với doanh nghiệp và các kế toán viên thì việc nắm được các quy trình kế toán rất quan trọng. Biết được quy trình làm kế toán tại doanh nghiệp giúp kế toán tính được chính xác từng bước. Cụ thể những sai phạm phát sinh ở bước nào, quy trách nhiệm cho ai và cần sửa đổi làm sao cho phù hợp. Đây là yếu tố tiên quyết khi làm kế toán doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm việc của kế toán trong doanh nghiệp. 

Khái niệm 

Quy trình kế toán là tổng hợp các bước và công việc của kế toán liền kề. Được áp dụng theo trật tự nhất định, có mối liên hệ giữa các phòng ban, tổ chức. Và được quy đổi theo mức độ quan trọng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định. Trong một doanh nghiệp từ khi phát sinh bất cứ nghiệp vụ nào. Như nghiệp vụ kinh tế quan hệ mua bán, trao đổi, biếu  tặng… là phải đi cùng nghiệp vụ kế toán. Hầu hết kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán viên đều phải qua thực tế. Là quá trình làm việc lâu dài, thực tiễn mới tích lũy được kinh nghiệm làm việc thực tế. Từ đó xử lý được nhanh các phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc.

Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

Các công việc, quan hệ mua bán kinh tế, công việc phát sinh hàng ngày tại đơn vị, công ty sẽ được kế toán tổng hợp lại từ các phòng ban khác nhau trước khi tiến hành lập chứng từ gốc.VD: Chi tiền ứng mua NVL, tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiền lương nhân viên trong tháng ….

Bước 2: Lập chứng từ gốc trên căn cứ đã tổng hợp được

Chứng từ gốc được coi là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch. Sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Kế toán viên lập ra chứng từ gốc khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc được lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán để thuận tiện cho kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác và chân thực của các chứng từ trước khi trình lên kế toán trưởng xét duyệt đồng thời để phát hiện những sai phạm đầu tiên hạn chế sai sót các bước sau này.

Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán

Sau khi chứng từ gốc được lập hoàn chỉnh, dựa vào căn cứ chứng từ gốc, kế toán sẽ bắt đầu nhập dữ liệu chứng từ vào hệ thống, cập nhật sổ sách kế toán bao gồm: sổ nhật ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết, …

Bước 5: Sắp xếp chứng từ kế toán

Sau khi chứng từ kế toán được lập ra sẽ được tiến hành sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau, từ chứng từ do kế toán lập tới chứng từ do các phòng ban khác lập.

Quy trình làm việc của kế toán trong doanh nghiệp

Quy trình làm việc của kế toán trong doanh nghiệp

Bước 6: Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển

Bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng là nghiệp vụ kế toán phải làm. Mục đích để tổng hợp dữ liệu trong một tháng, bên cạnh với các bút toán tổng kết hàng ngày. Mục đích: xác định số dư của tài sản và nguồn vốn và lãi lỗ trong kỳ.

Bước 7: Khóa sổ, xác định số dư

Sau khi hoàn thiện bút toán cuối kỳ. Chứng từ đã được kiểm tra, tổng hợp lại cụ thể thông tin trên sổ cái sẽ được khóa, không thể sửa đổi. Đây được coi là căn cứ chính xác để lập cáo tài chính cuối cùng.

Bước 8: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên sổ cái và sổ chi tiết. Bảng cân đối số phát sinh được lập để kế toán đánh giá được tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh bao gồm những loại sổ cái nào và đã đúng hay chưa. Nếu đã hoàn thiện và không cần sửa đổi kế toán sẽ thực hiện bút toán mở sổ cái, sổ chi tiết. Kết hợp với bảng cân đối số phát sinh tiến hành thực hiện báo cáo tài chính.

Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập BCTC. Cần phải lập theo 4 biểu mẫu chính là: “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính”.

Quy trình làm việc của kế toán trong doanh nghiệp

Quy trình làm việc của kế toán trong doanh nghiệp

Lưu ý:

Sau khi hoàn thiện BCTC, kế toán sẽ phải lập thêm Báo cáo quyết toán thuế TNDN và quyết toán thuế TNCN. Tiếp đến nộp vào cơ quan thuế chủ quản tại địa phận mà đơn vị đăng ký kinh doanh. Thời hạn nộp 2 bút toán BCTC và quyết toán thuế là 90 ngày kể từ  khi kết thúc năm tài chính. Những trường hợp nộp muộn hơn sẽ bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp (Lãi  suất 0.05%/ ngày).

Kết luận: 

Vừa rồi là các bước quy trình các bước thực hiện công việc chuẩn của một kế toán trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan khác. Hãy liên hệ với bePro.vn để được tư vấn tận tình và miễn phí nhé! Chúc bạn thành công.  

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT