Tài sản cố định hữu hình mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều giá trị. Do đó cần tìm hiểu cũng như biết cách quản lý tài sản phù hợp để phát triển.

Các tài sản cố định của doanh nghiệp chia làm 2 loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức chính là tài sản hữu hình. Loại tài sản này mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều giá trị trong suốt quá trình sử dụng. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu và nắm rõ những tài sản cố định mà doanh nghiệp đang hiện có là điều cần thiết.

Ở bài viết này, BEPRO sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về loại tài sản này. Và biết thêm những thông tin cần thiết mà bạn có thể tham khảo.

tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là gì?

Đây là những tài sản tồn tại dưới dạng vật chất, có giá trị lớn. Và nó có thể nhìn thấy, cảm nhận được và có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng. Theo thông tư  45/2013/TT-BTC, cái tài sản cố định hữu hình tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Các tài sản cố định hữu hình có thể kể đến như: nhà cửa, công trình, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải,…

Một tài sản cố định hữu hình theo quy định phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

– Đảm bảo thu được lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng tài sản đó;

– Thời gian sử dụng tài sản trên 1 năm;

– Tài sản có nguyên giá được xác định tin cậy và giá trị tài sản từ 30.000.000đ trở lên.

Nếu có nhiều tài sản liên kết với nhau tạo thành một hệ thống, mà từng bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau. Khi một bộ phận phải dừng nhưng cả hệ thống vẫn còn hoạt động. Và thỏa mãn 3 điều kiện trên thì vẫn được xem là một tài sản hữu hình

Phân loại 

Tài sản hữu hình theo thông tư 45/2013/TT-BTC được chia thành 7 loại:

– Nhà cửa, vật kiến trúc

– Máy móc thiết bị

– Phương tiện vận tải

– Thiết bị, dụng cụ quản lý

– Vườn cây, động vật

– Kết cấu hạ tầng nhà nước đầu tư

– Loại khác.

tài sản cố định hữu hình

7 loại tài sản hữu hình

Để có cái nhìn tổng quan, có thể phân loại các tài sản hữu hình theo 4 hình thức sau:

– Phân loại theo hình thái thể hiện

Các hình thái thể hiện của tài sản cố định như: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vườn cây, động vật tham gia vào quá trình sản xuất. Phân loại theo hình thức này giúp doanh nghiệp nhận biết được tài sản của mình đang được sử dụng với mục đích gì và có những tính toán phù hợp để mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

– Phân loại theo hình thức sở hữu tài sản

Theo hình thức này có thể phân loại tài sản hữu hình ra làm 2 loại:

    • Tài sản sở hữu: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp, do doanh nghiệp xây dựng, mua hoặc chế tạo.
  • Tài sản đi thuê: Là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Việc phân loại này giúp doanh nghiệp biết được mình đang sở hữu và thuê những tài sản nào để có kế hoạch sử dụng hợp lý và tối ưu nhất.

Phân loại tài sản giúp doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng các tài sản phù hợp 

– Phân loại theo nguồn hình thành tài sản

2 nguồn chính hình thành nên tài sản của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là: nguồn vốn chủ sở hữucác khoản nợ phải trả. Thông qua hình thức phân loại này, các doanh nghiệp sẽ xây dựng biện pháp quản lý tài sản hiệu quả để mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp mình.

– Phân loại theo tình hình sử dụng

Theo tình hình sử dụng, có thể phân loại tài sản hữu hình thành 3 loại:

  • Tài sản đang sử dụng
  • Tài sản chưa cần dùng
  • Tài sản không còn dùng và cần thanh lý

Thông qua những sự phân loại này, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch phân bổ, thanh lý những tài sản cụ thể.

Cách quản lý tài sản cố định hữu hình hiệu quả cho doanh nghiệp

Để có thể quản lý tốt các tài sản hữu hình cho doanh nghiệp mình, những nhà quản trị cần biết cách để làm sao cho các tài sản trong suốt vòng đời sử dụng có thể mang đến những lợi ích tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó mà càn xây dựng quy trình quản lý phù hợp. 

Bạn có thể tham khảo các nước quản lý tài sản hữu hình sau:

– Bước 1. Lên kế hoạch quản lý mua sắm tài sản;

– Bước 2. Cập nhật và mua sắm tài sản;

– Bước 3. Sử dụng tài sản;

– Bước 4. Sửa chữa tài sản;

– Bước 5. Thanh lý tài sản không còn sử dụng;

– Bước 6. Kiểm kê tài sản.

tài sản cố định hữu hình

Cần có kế hoạch quản lý tài sản hữu hình hiệu quả

Tài sản hữu hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần phải nắm rõ khái niệm và cách phân loại để có thể quản lý tài sản một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi thêm những thông tin bổ ích tại đây nhé! Hoặc tham khảo thêm những dịch vụ chuyên nghiệp của BEPRO tại bepro.vn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT