Khi muốn biết giá trị của một món đồ, chúng ta thường sẽ quy đổi ra tiền. Thẩm định giá ra đời chính là cầu nối giữa “tiền – vật”. Vậy thẩm định giá là gì? Hãy cùng BePro tìm hiểu ngay nhé!

Thẩm định giá là gì?

Mọi giá trị của tài sản là vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản suy cho đến cùng cũng được biểu thị qua tài sản là “tiền”, tiền là sự thể hiện rõ nhất cho mọi tài sản và dễ tác động tới nhận thức của con người. Do đó, hoạt động thẩm định giá ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm xác định các giá trị tương đương giữa “tiền-vật”, thường được áp dụng trong hoạt động thanh lý tài sản, góp vốn doanh nghiệp, thế chấp tài sản,…

Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo đó, thẩm định giá hiện là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nền kinh tế thị trường. Đây cũng là yếu tố góp phần làm minh bạch, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời, khi thẩm định giá đúng thì sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ hàng loạt doanh nghiệp thẩm định giá và thu hồi hàng chục giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 89/2013/NĐ-CP như:

– Không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp trong 03 tháng liên tiếp.

– Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc tiêu chuẩn thẩm định giá: Không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định Việt Nam, tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng, tài sản; thông đồng với chủ tài sản, khách hàng làm sai lệch kết quả thẩm định giá…

Đặc điểm của Thẩm định giá

Chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá.

Điều này có nghĩa rằng, không phải cơ quan, tổ chức ha cá nhân nào đều có thể thực hiện hoạt động thẩm định giá mà chỉ có những cá nhân, tổ chức có chức năng thẩm định giá mới có quyền được thực hiện việc thẩm định giá. Chúng ta nhận thấy chủ thể tham gia thâm định giá phải có chức năng thẩm định giá, điều đó có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá, nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.

Nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản

Như đã nói ở trên, nếu định giá là ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách chủ quan, áp đặt nhằm đưa hàng hóa vào lưu thông trong nền kinh tế thì thẩm định giá lại là xác định giá trị của hàng hóa đó với nội dung là đánh giá hoặc đánh giá lại hàng hóa phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định. Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan, độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trường với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đòi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.

Đối tượng của thẩm định giá là tài sản

Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nào đó. Như vậy, tài sản ở đây có định nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì. Tuy nhiên, trên thực tế, thẩm định giá, có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản, bất động sản, doanh nghiệp,..như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá.  Tuy nhiên những tài sản đó cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định như được phép lưu thông trên thị trường, có thể nhận thức được sự hiện diện của tài sản bằng những cách thức nhất định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm địa điểm, thời điểm, mục đích, tiêu chuẩn thẩm định giá.

Giá thị trường đã trở thành một yếu tố tất yếu của thị trường, bất cứ hàng hóa nào lưu thông trên thị trường đều bị chi phối bởi giá thị trường và không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà còn ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới. Thẩm định giá bị ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá thị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, giá tài sản tại nơi có giao thông thuận lợi hoặc giữa vùng này với vùng khác cũng có những sự khác nhau nhất định. Cho nên, khi xác định giá trị của tài sản cần phải quan tâm đến yếu tố về thời điểm và địa điểm.

Sự tác động của mục đích thẩm định giá không giống với thời điểm và địa điểm do tác động không phải trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị bằng tiền của tài sản mà nó ảnh hưởng đến người sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức.

Mục đích của Thẩm định giá

Mục đích thẩm định giá phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Vậy mục đích thẩm định giá là gì đều được pháp luật quy định cụ thể như sau:

– Xác định giá trị của tài sản để chuyển giao quyền sở hữu: giúp người bán xác định giá bán giúp các bên mua bán có thể thỏa thuận; thiết lập cơ sở trao đổi tài sản với nhau;…

– Xác định giá trị của tài sản để phục vụ mục đích – tín dụng. Ví dụ như phục vụ hoạt động cầm cố, thế chấp tài sản, xác định giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản,…

– Xác định giá trị tài sản để phát triển đầu tư như: so sánh với các cơ hội đầu tư khác, quyết định khả năng đầu tư,…

– Xác định giá trị của tài sản trong doanh nghiệp nhằm: lập các báo cáo thống kê, xác định giá trị doanh nghiệp, phương án xử lý sau khi cải cách doanh nghiệp,…

– Xác định giá trị tài sản nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Ví dụ như: tìm giá trị tính thuế hàng năm; xác định giá trị bồi khi Nhà nước thu hồi tài sản, phục vụ hoạt động phân chia tài sản của Tòa án,…

Việc xác định rõ mục đích khi thực hiện thẩm định giá là gì từ đó có thể chủ động tìm hiểu các quy định liên quan khi thực hiện thủ tục. Tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Vai trò của Thẩm định giá

Nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá tài sản đã trở nên thiết yếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Vì vậy vai trò thẩm định giá tài sản là đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số vai trò của dịch vụ thẩm định giá:

– Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới

– Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới

– Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản

– Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.

– Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Điều kiện để được hoạt động thẩm định giá

Theo Điều 38 Luật Giá năm 2012, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá gồm:

– Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Trong đó, điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận nêu tại Điều 39 Luật Giá như sau:

STT Loại hình công ty Điều kiện
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên – Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên đăng ký hành nghề, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

– Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên – Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên góp vốn;

– Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

– Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá

3 Công ty hợp danh – Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó tối thiểu có 02 thành viên hợp danh;

– Người đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

4 Doanh nghiệp tư nhân – Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó chủ doanh nghiệp là thẩm định viên đã đăng ký hành nghề.

5 Công ty cổ phần – Có giấy đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc chứng nhận đầu tư;

– Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề trong đó có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập.

– Nười đại diện hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá.

– Người góp vốn là tổ chức thì phần vốn góp của thành viên không vượt quá mức vốn góp quy định và người đại diện của tổ chức này phải là thẩm định viên về giá.

 

Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể và rõ ràng về điều kiện để thành lập doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá trong đó có quy định về điều kiện về số lượng thẩm định viên. Theo đó, các loại hình doanh nghiệp thường phải có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đã đăng ký hành nghề.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động thẩm định giá, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội) đề xuất:

– Cần phải hoàn thiện thêm các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo hướng chuyên môn hoá theo lĩnh vực;

– Xử lý chồng chéo, vướng mắc đồng thời phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ để hướng đến tính chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế.

– Rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá để hoàn thiện hơn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và khu vực.

KẾT LUẬN

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về Thẩm định giá. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT