Thành lập doanh nghiệp là gì? Câu hỏi rất được nhiều người quan tâm hiện nay. Khi mà ngày một nhiều các thế hệ trẻ đam mê kinh doanh. Và muốn thành lập công ty riêng cho mình theo Luật doanh nghiệp. Vậy hãy cùng bePro tìm hiểu rõ hơn khái niệm cũng như vấn đề xung quanh về TLDN.
Thành lập doanh nghiệp là gì?
Về góc độ kinh tế
Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật…
Về góc độ pháp lý
Thành lập doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền. Loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau.
Ý nghĩa pháp lý của thành lập doanh nghiệp
Đối với nhà nước
Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thể hiện sự bảo hộ của nhà nước. Bằng pháp luật đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung. Và các chủ doanh nghiệp nói riêng. ĐKKD giúp nhà nước nắm bắt được các yếu tố kinh doanh. Từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp kịp thời và hợp lý. Có như vậy mới đảm bảo được một nền kinh tế hiện đại. Nhưng vẫn luôn bám sát đường lối, chủ trương của nhà nước đề ra.
Đối với chủ thể doanh nghiệp
Được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh. Dưới sự bảo vệ của luật pháp với việc pháp luật thừa nhận TLDN. Nghĩa là từ nay doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chắc chắn. Để yêu cầu nhà nước đảm bảo các quyền lợi chính đáng của mình để có thể yên tâm kinh doanh.
Đối với xã hội
Một khi đã đăng ký TLDN là khi đó công khai với công chúng. Về sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Đó chính là cách thông báo rộng rãi đến xã hội. Cũng là cách tìm kiếm khách hàng để cùng nhau hợp tác, phát triển.
Đối với kinh tế:
Khi ĐKKD, TLDN thì doanh nghiệp với tư cách là một thành viên trong cơ cấu các thành phần kinh tế. Có nhiệm vụ góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Chính vì vậy, thành lập doanh nghiệp là gì, ý nghĩa ra sao. Chúng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.
Người có quyền thành lập công ty, doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2014. Và Điều 12 Nghị định số 102/2010/NĐ – CP ban hành ngày 01/10/2010. Kèm theo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN. Không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và không phân biệt nơi cư trú và Quốc tịch. Đều có quyền thành lập, tham gia thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Hoặc một hộ KD hoặc thành viên của công ty hợp danh.
3. Nhà đầu tư là người nước ngoài lần đầu đăng ký thành lập tại VN. Cần phải đăng ký đầu tư gắn liền với đăng ký kinh doanh.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại VN. Hoặc muốn thành lập mới thì cần có yêu cầu sau. DN mới có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập. Hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư. Và thực hiện được đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp không quá 49% vốn điều lệ, thì việc thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm thành lập doanh nghiệp là gì? Như vậy, thành lập doanh nghiệp không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho người sáng lập lên doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo trật tự quản lý cũng như sự phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, có thể nói TLDN vừa là nhu cầu tất yếu vừa là đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước.Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan, hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi. Vui lòng liên hệ đến Công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!