Thể chế là gì mà được rất nhiều người quan tâm. Thế chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Bài viết sau công ty kế toán bePro.vn chia sẻ khái niệm dưới góc nhìn của pháp luật và các vấn đề khác liên quan.
Thể chế là gì?
Thể chế là thiết chế được hiểu là tổng hợp các quy định, nguyên tắc. Các điều luật được sử dụng để chi phối, định hướng sự phát triển của một tổ chức. Hay một nhà nước trong những lĩnh vực nhất định.
Thể chế chính trị là gì?
Chúng được hiểu chính là bộ máy tổ chức của nhà nước. Là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn để xây dựng thông qua những quy định, điều luật. Và thông qua nó để điều chỉnh, quản lý xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp luật. Và có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó.
Ngoài ra thể chế chính trị còn được hiểu là các cách thức tổ chức trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hành chính… Có chức năng quan trọng là điều hành, định hướng sự phát triển của một tập thể dân cư. Nhằm đem lại sự ổn định và phát triển.
Thể chế tư được hiểu ra sao?
Thể chế tư là toàn bộ các quy định mang tính quy phạm của các thực thể ngoài Nhà nước. Như hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân. Để thực hiện chức năng quản lý trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình. Nhằm mục đích duy trì tính kỷ luật trong tổ chức và đạt được hiệu quả quản lý cao.
Như vậy thể chế nhà nước và thể chế tư khác nhau. Một phần bởi chủ thể ban hành ra không phải do cơ quan Nhà nước ban hành. Phần còn lại thì những thể chế tư như nội quy, quy chế, điều lệ của công ty. Doanh nghiệp chỉ mang tính kỷ luật của tổ chức chứ tính cưỡng chế không cao.
Các loại thể chế
Đây là một khái niệm rộng gồm những luật chơi chính thức hoặc phi chính thức . Được định hình nên phương thức ứng xử của con người. Thể chế của một quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.
Thể chế chính thức:
Đây là thể chế chính thức là hệ thống pháp chế, mang tính “pháp trị”.
Thể chế phi chính thức:
Đó là các dư luận xã hội. Góp phần hình thành đạo đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù “đức trị”. Thể chế phi chính thức gồm vô tận các quy tắc bất thành văn, quy phạm. Những điều cấm kỵ được tuân thủ trong quan hệ giữa nhóm người.
Cơ cấu của thể chế chính trị
Thể chế chính trị bao gồm 3 yếu tố chính: Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan hệ và các hành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia. Các chủ thể thực hiện và quản lý sự vận hành xã hội. Bao gồm nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dân sự. Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động XH, quản lý và điều hành sự vận hành xã hội.
Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam không tồn tại chế độ đa đảng. Mà chỉ do một đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay thể chế chính trị ở nước ta không còn là sự chi phối hoàn toàn của Đảng. Mà thêm vào đó là tổ chức nhà nước khác, có sự liên hệ, tương tác chặt chẽ với nhau. Như Nhà nước CHXHCN Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội. Bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.
Quyền lực ở nước ta không tập trung vào một chủ thể nhất định. Mà có sự phân bố quyền lực rõ ràng giữa những cơ quan, tổ chức. Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay mang đặc điểm tự do. Luôn đảm bảo tính dân chủ và hướng đến đại đoàn kết dân tộc.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về thể chế là gì và các loại thể chế tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.