Thời đại số hóa lên ngôi, việc giao dịch bằng các loại thẻ tín dụng đã không còn xa lạ. Thế nhưng ngân hàng lại phát hành khá nhiều loại thẻ với công dụng khác nhau, phổ biến là thẻ ghi nợ. Vậy thẻ ghi nợ là gì và công dụng ra sao?
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ (debit card, còn gọi là bank card hoặc check card) là loại thẻ thanh toán để thanh toán thay cho tiền mặt. Thẻ ghi nợ được sử dụng tương tự với thẻ tín dụng. Tuy nhiên, khi dùng thẻ ghi nợ thì tiền được rút trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ.
Thẻ ghi nợ có giá trị theo giá trị của tài khoản thanh toán gắn liền với nó. Vì thế nếu muốn sử dụng thẻ ghi nợ, chủ thẻ phải nạp tiền vào tài khoản thanh toán. Và không phải tài khoản thanh toán nào cũng có thẻ ghi nợ đi kèm. Nếu như chủ tài khoản chỉ sử dụng tài khoản để giao dịch trên internet.
Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng thẻ ghi nợ đã trở nên phổ biến. Đến mức tổng lượng thanh toán của chúng đã vượt qua hoặc thay thế hoàn toàn các ngân phiếu. Sự phát triển của thẻ ghi nợ, không giống như thẻ tín dụng và thẻ tính phí, tuy vào từng quốc gia. Dẫn đến một số hệ thống khác nhau trên thế giới, mà thường không tương thích với nhau. Từ giữa những năm 2000, một số sáng kiến cho phép thẻ ghi nợ được phát hành ở một quốc gia được sử dụng ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó, cho phép sử dụng qua Internet và mua hàng qua điện thoại.
Không giống thẻ tín dụng, thanh toán bằng thẻ ghi nợ được chuyển ngay từ tài khoản ngân hàng. Việc thanh toán này được chỉ định của chủ thẻ, thay vì chủ thẻ phải trả lại tiền sau đó.
Thẻ ghi nợ thường cho phép rút tiền mặt, đóng vai trò thẻ ATM khi rút tiền mặt. Người bán hàng cũng có thể cung cấp các tiện ích rút tiền mặt cho khách hàng. Ngược lại, khách hàng có thể rút tiền mặt cùng với việc mua hàng của họ.
Đặc điểm của thẻ ghi nợ
Thẻ debit card vật lý được làm từ chất liệu nhựa, được cấp từ ngân hàng sau khi bạn yêu cầu mở thẻ ghi nợ.
Cấu tạo thẻ
Mặt trước: Có dòng chữ “Debit” kèm theo biểu tượng của tổ chức phát hành gồm logo ngân hàng và logo của tổ chức liên kết (Visa, Mastercard). Ngoài ra còn có các thông tin như :
- Tên Khách hàng: Tên của Quý Khách sẽ được trên thẻ thuộc quyền sử dụng cá nhân,
- Số thẻ: Dãy số gồm 16 chữ số được in trên thẻ).
- Thời gian hiệu lực thẻ: Mỗi chiếc thẻ Debit đều có thời gian sử dụng. Thông thường thời gian này tối đã là 8 năm, thẻ hết hạn sẽ không thể thực hiện tiếp giao dịch. Lúc này bạn cần đến ngân hàng để gia hạn.
- Số tài khoản: Là dãy số tài khoản ngân hàng liên kết chính đến thẻ ghi nợ. Lưu ý: Số tài khoản ngân hàng khác với số thẻ ghi nợ được in trên thẻ.
Mặt sau: Có dải băng từ chứa thông tin thẻ đã được mã hóa: Số CVV/CCS: 3 chữ số ở mặt sau của thẻ
Mức chi tiêu
Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản.
Điều kiện làm thẻ
Chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Các loại thẻ ghi nợ
Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.
Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ ngân hàng được phát hành để sử dụng tại quốc gia phát hành thẻ. Tại Việt Nam. Các ngân hàng thường tích hợp mở loại thẻ này với thẻ ATM khi khách hàng mở tài khoản lần đầu. Thẻ ghi nợ nội địa hiện nay có thể thuộc hệ thống Banknet hoặc Smartlink.
Thẻ ghi nợ nội địa được liên kết với tài khoản ngân hàng. Nhờ đó, chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán chi tiêu, mua sắm,…với hạn mức bằng với số dư hiện hữu có trong tài khoản. Thẻ không có tính năng “chi tiêu trước trả tiền sau”, bởi đây là tính năng của thẻ tín dụng.
Với loại thẻ này, bạn phải nạp tiền vào trong thẻ bằng cách đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng đăng ký mở tài khoản. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng số tiền bên trong đó. Có 1 điểm bạn cần lưu ý đối với thẻ ghi nợ nội địa, tài khoản tối thiểu của bạn phải có 50.000 đồng.
Đặc tính của thẻ ghi nợ nội địa
Đặc tính thẻ ghi nợ nội địa | |
Phạm vi sử dụng | Chỉ có thể thanh toán/mua hàng trong lãnh thổ Việt Nam |
Hạn mức sử dụng | Chỉ có thể chi tiêu trong số tiền có sẵn trong tài khoản thanh toán của bạn |
Phí mở thẻ | Đặc điểm của loại thẻ ghi nợ nội địa là sẽ gắn kết với tài khoản thanh toán. Do vậy, ngân hàng thường sẽ yêu cầu bạn nộp số tiền tối thiểu vào tài khoản. Ví dụ, đối với ngân hàng ACB, tài khoản thanh toán của bạn lúc nào cũng phải có số dư trên 100,000 VND. |
Rút tiền mặt tại ATM | Khi rút tiền mặt, thẻ ghi nợ nội địa trong cùng hệ thống ngân hàng có mức phí là 1.000 đồng. Nếu rút khác hệ thống ngân hàng ngân hàng phát hành thẻ, mức phí rút tiền là 3.000 đồng. |
Ưu và Nhược điểm
- Ưu điểm:
- Rút và chuyển tiền nhanh chóng tại bất kỳ trạm ATM nào trên toàn quốc, kể cả các ngân hàng khác
- Thanh toán trực tiếp qua máy POS tại các cửa hàng một cách nhanh chóng mà không cần dùng tiền mặt
- Có thể kết hợp với đăng ký Internet Banking để thực hiện các tác vụ thanh toán chi tiêu, mua sắm online và quản lý số dư một cách trực tuyến
- An toàn hơn vì không cần mang theo nhiều tiền mặt bên người
- Nạp tiền vào tài khoản nhanh chóng tại bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng phát hành thẻ. Nhận được nhiều ưu đãi từ các nhà cung cấp dịch vụ khi thanh toán online.
- Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng cho các giao dịch nội địa.
- Hạn mức bị giới hạn ở mức không cao.
- Nếu bạn để lộ mã PIN xác thực thẻ sẽ ảnh hưởng đến bảo mật, an toàn thẻ.
Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ ghi nợ quốc tế (hay còn được gọi là Debit Card) là sản phẩm thẻ của ngân hàng trong nước liên kết với tổ chức Tài chính Quốc tế như Visa, MasterCard, JCB,…Với thẻ ghi nợ quốc tế, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mua sắm, thanh toán tại khắp mọi nơi trên thế giới, miễn là quốc giá đó có liên kết với tổ chức phát hành thẻ.
Hoặc hiểu theo cách khác, thẻ ghi nợ quốc tế là loại thẻ được sử dụng rộng rãi, không bị giới hạn trong Việt Nam. Vì là thẻ thanh toán trả trước nên khách hàng cần phải nạp tiền vào thẻ mới sử dụng được. Khách hàng chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi số tiền có trong thẻ, có bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.
Các loại thẻ ghi nợ quốc tế
Phân loại theo tổ chức phát hành thẻ
Hiện nay có một số tổ chức phát hành thẻ thanh toán quốc tế nhưng tại Việt Nam phổ biến nhất là VISA, MasterCard và JCB . Bạn có thể phân biệt các loại thẻ do 3 tổ chức này phát hành thông qua logo của tổ chức được in ở thẻ.
Thẻ Visa
Thẻ Visa được cung cấp bởi công ty Visa International Service Association có trụ sở tại Mỹ. Visa hợp tác với các ngân hàng trong nước tại từng quốc gia để phát hành thẻ.
Thẻ Visa gồm có 3 loại là: Thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit), thẻ tín dụng quốc tế (Visa Credit), thẻ trả trước quốc tế (Visa Prepaid).
Thẻ MasterCard
Thẻ MasterCard được phát hành bởi công ty MasterCard Worldwide có trụ sở tại New York, Mỹ. Đây cũng là một trong các loại thẻ thanh toán quốc tế được nhiều người ưa chuộng. Sử dụng trên phạm vi toàn cầu nhưng thị phần không lớn như Visa.
Thẻ MasterCard gồm có 3 loại: Thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ trả trước quốc tế.
Thẻ JCB
Là loại thẻ thanh toán quốc tế đến từ Nhật Bản. Thành lập vào năm 1961, thẻ JCB có mặt tại hơn 190 quốc gia trên thế giới cũng như có đến 32 triệu đơn vị chấp nhận thẻ.
Hiện nay, JCB có các loại như thẻ tín dụng quốc tế JCB, thẻ trả trước quốc tế JCB và thẻ ghi nợ quốc tế JCB.
Phân loại theo chức năng của thẻ
Thẻ ghi nợ quốc tế (Visa/MasterCard/JCB Debit)
Thẻ ghi nợ quốc tế là loại thẻ được dùng theo cơ chế: Nạp bao nhiêu tiền, sử dụng bấy nhiêu. Điều này có nghĩa, bạn phải nạp vào thẻ một số tiền, khi sử dụng hết số tiền đó, bạn phải tiếp tục nạp tiền vào. Sau đó, mới thực hiện được các giao dịch thanh toán (nếu có).
Thẻ ghi nợ quốc tế được liên kết trực tiếp với một tài khoản thanh toán của ngân hàng giống như thẻ ATM. Khi thanh toán, tiền sẽ được trừ trực tiếp trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Thẻ tín dụng quốc tế (Visa/MasterCard/JCB Credit)
Là loại thẻ cho phép người dùng chi tiêu trước trả tiền sau. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tín dụng (một số tiền cụ thể) dựa trên thu nhập hàng tháng của bạn. Khi mua sắm bằng thẻ tín dụng, có nghĩa là bạn đang nợ ngân hàng 1 khoản tiền bằng số tiền bạn vừa tiêu. Trong thời gian quy định của ngân hàng, bạn phải trả lại tiền cho ngân hàng nếu không sẽ bị tính lãi.
Thẻ trả trước quốc tế (Prepaid Card)
Thẻ trả trước cũng hoạt động theo cơ chế như thẻ ghi nợ quốc tế, bạn cần nạp tiền vào thẻ trước rồi chi tiêu sau. Tuy nhiên, thẻ trả trước không liên kết với tài khoản ngân hàng, vì vậy, bạn có thể dùng thẻ để rút tiền (chỉ áp dụng cho thẻ trả trước có định danh) hoặc thanh toán các giao dịch mà không cần phải mở tài khoản tại ngân hàng.
Ưu và Nhược điểm:
- Ưu điểm:
- Giao dịch mọi lúc mọi nơi: Thẻ được liên kết với tài khoản thanh toán, chỉ cần trong thẻ có tiền thì bạn có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi
- Giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ khác ngoài VNĐ, tuy nhiên bạn sẽ mất phí chuyển đổi ngoại tệ
- Dễ dàng rút tiền dễ dàng tại các cây ATM liên kết trên toàn cầu.Sử dụng để thanh toán cho các giao dịch trực tuyến hoặc trực tiếp tại cửa hàng.
- Thực hiện thanh toán hóa đơn, điện nước cho chủ thẻ.
- An toàn bảo mật: Để vận hành thẻ, bắt buộc phải có mã PIN để nâng cao mức độ bảo mật. Hầu hết các thẻ ghi nợ là thẻ chip EMV. Điều này có nghĩa là thông tin được mã hóa trong vi mạch.
- Nhược điểm:
- Hạn mức rút tiền và giao dịch hàng ngày: Tùy hạng mức của thẻ mà sẽ có hạn mức khác nhau.
- Không cho phép tín dụng: Tất cả các giao dịch và rút tiền trong giới hạn số dư có sẵn trong tài khoản của chủ thẻ. Thẻ không có khả năng thực hiện bất kỳ giao dịch tín dụng nào.
- Phí khi rút tiền ATM: Mỗi ngân hàng cung cấp cho bạn một số lượng hạn chế các giao dịch ATM miễn phí và các giao dịch phi tài chính khác mỗi tháng. Khi bạn vượt quá giới hạn rút tiền miễn phí / giao dịch phi tài chính, bạn sẽ bị tính phí.
So sánh thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế
Tiêu chí | Thẻ ghi nợ nội địa | Thẻ ghi nợ quốc tế |
Đơn vị phát hành | Do ngân hàng trong nước phát hành | Liên kết giữa ngân hàng trong nước và một tổ chức tài chính quốc tế
như: VISA, JCB, MasterCard, AmericanExpress… |
Phạm vi sử dụng | Chỉ thực hiện giao dịch ở phạm vi trong nước | Có thể thực hiện các giao dịch ở trong nước và trên phạm vi toàn cầu |
Cấu tạo thẻ | Đa số là thẻ từ. Trên thẻ có đầy đủ các thông tin như
tên, logo của ngân hàng phát hành thẻ; tên chủ thẻ; ngày hiệu lực của thẻ; số thẻ; số điện thoại chăm sóc khách hàng; logo của tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước. |
Hầu hết là thẻ chip. Trên thẻ có đầy đủ các thông tin như
tên, logo tổ chức phát hành thẻ; tên chủ thẻ; ngày hiệu lực của thẻ; số thẻ; số điện thoại chăm sóc khách hàng; tên đơn vị phát hành thẻ quốc tế. |
Tính bảo mật | Độ bảo mật: Trung bình vì thẻ từ có tính chất dễ sao chép. | Độ bảo mật cao hơn. |
Mức phí thường niên
và duy trì thẻ |
Mức phí thường niên thường từ 50.000 – 100.000 VNĐ.
Phí duy trì thẻ/năm dao động từ 20.000 – 50.000 VNĐ (Một số ngân hàng MIỄN PHÍ). |
Mức phí thường niên và duy trì thẻ
cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa |
Chương trình ưu đãi | Ít chương trình ưu đãi, khuyến mãi đi kèm | Có nhiều chương trình ưu đãi hơn |
Số tiền rút tối đa
tại ATM/ngày |
Tối đa 50 triệu đồng/ngày | Tối đa từ 50 – 100 triệu đồng/ngày, tùy theo quy định từng ngân hàng. |
Hạn mức chuyển khoản | Tối đa 100 triệu đồng/ngày | Từ 100 triệu đồng/ngày đến không giới hạn, tùy theo quy định từng ngân hàng |
Với bảng so sánh trên có thể thấy, mỗi loại thẻ đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Theo đó, thẻ ghi nợ quốc tế sở hữu nhiều tính năng tiện lợi và có thể giao dịch toàn cầu. Nhưng song song, thẻ ghi nợ quốc tế có mức phí thường niên/phí duy trì thẻ cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa. Do vậy, thẻ ghi nợ nội địa vẫn rất được ưa chuộng. Vì vậy, khi nào nên mở thẻ ghi nợ nội địa và khi nào nên mở thẻ ghi nợ quốc tế còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân.
Cách làm thẻ ghi nợ
Đối với thẻ ghi nợ nội địa
Điều kiện sử dụng thẻ
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Đảm bảo năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
– Chủ thẻ phải đủ 18 tuổi trở lên.
– Để mở thẻ ghi nợ nội địa yêu cầu bắt buộc là bạn phải có tài khoản trong ngân hàng phát hành thẻ. Vì vậy, các ngân hàng có thể sẽ thu thêm phí tạo tài khoản, quản lý tài khoản, quản lý thẻ. Những phí này dao động từ 50.000 VNĐ -100.000 VNĐ tùy chính sách từng ngân hàng.
Thủ tục mở thẻ
Thủ tục mở thẻ ghi nợ nội địa rất đơn giản. Bạn chỉ cần mang theo 01 giấy chứng minh nhân dân (photo) hoặc hộ chiếu đến ngân hàng dự định mở tài khoản. Sau đó, làm theo hướng dẫn tại quầy giao dịch tại ngân hàng đó. Cung cấp thông tin vào mẫu đơn yêu cầu mở tài khoản, hợp đồng sử dụng thẻ như họ và tên. Ngoài ra, còn có tên hiển thị trên thẻ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại…
Để tạo sự tiện lợi khi thanh toán hóa đơn trực tuyến, mua sắm hàng hóa cũng như quản lý tài khoản chặt chẽ hơn. Bạn nên đăng ký thêm các tiện ích như thanh toán trực tuyến, nhận SMS. Bạn sẽ nhận thông báo khi thay đổi số dư và chi phí thường sẽ tốn thêm 200.000 đồng/năm.
Đối với thẻ ghi nợ quốc tế
Điều kiện mở thẻ
Những điều kiện bạn cần phải đáp ứng khi muốn mở thẻ ghi nợ quốc tế đó là:
- Công dân Việt Nam đang trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
- Người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Không bị hạn chế các quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan.
- Có CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu đang còn hiệu lực tại thời điểm mở thẻ.
Hồ sơ mở thẻ
Hồ sơ mở thẻ ghi nợ quốc tế tại mỗi ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một số thủ tục hành chính có liên quan mà bạn phải chuẩn bị là:
- Điền đầy đủ và thật chính xác thông tin vào biểu mẫu yêu cầu mở thẻ của ngân hàng.
- Cung cấp bản sao các giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD
- Các giấy tờ có liên quan theo đúng yêu cầu của ngân hàng
Quy trình mở thẻ
Khách hàng đến trực tiếp ngân hàng mà mình đang muốn mở thẻ và làm theo quy trình như sau:
- Bước 1: Điền thông tin vào đơn xin mở thẻ ghi nợ theo mẫu sẵn đã được ngân hàng cung cấp.
- Bước 2: Xuất trình giấy chứng minh thư nhập hoặc thẻ căn cước công dân của bạn trong vòng 3 tháng cùng với bảng sao kê lương của ngân hàng và tất cả giấy tờ liên quan. Lưu ý, chứng minh thư gốc hoặc bản sao phải có công chứng của cơ quan chức năng.
- Bước 3: Giao dịch viên của ngân hàng tiếp nhận hồ sơ sau đó thực hiện xác minh và thẩm định lại các thông tin của khách hàng hàng.
- Bước 4: Thủ tục hợp lệ thì ngân hàng sẽ chấp nhận mở thẻ ghi nợ quốc tế cho khách hàng.
- Bước 5: Giao dịch viên nhập các thông tin cá nhân của khách hàng vào hệ thống quản lý. Tiếp theo, giao dịch viên sẽ hẹn ngày cấp thẻ và mã thông tin cho khách.
- Bước 6: Giao dịch viên yêu cầu khách hàng ký tên vào biên lai và xác nhận đăng chữ ký mẫu tại ngân hàng.
- Bước 7: Khách hàng nhận thẻ ghi nợ của mình và đi đến cây ATM kích hoạt thẻ để sử dụng.
Biểu phí mở thẻ ghi nợ quốc tế
Tùy thuộc vào từng ngân hàng khác nhau đưa ra quy định thu phí hoặc miễn phí mở thẻ.
Với loại thẻ ghi nợ quốc tế thì thông thường khách hàng sẽ phải trả một khoản phí duy trì thẻ hàng năm. Khoản phí này thường không quá cao, dao động trong khoảng 100.000đ – 200.000đ đối với những thẻ hạn thường.
Bạn còn có thể tích điểm từ ngân hàng, hưởng rất nhiều ưu đãi từ đối tác ngân hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể rút ngoại tệ trực tiếp mà không cần phải đến ngân hàng chuyển đổi. Bên cạnh đó, mức giá ngoại tệ cũng tương đối thấp.
Cách chọn thẻ ghi nợ quốc tế phù hợp với bạn
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chọn thẻ nào mang đến lợi ích tốt nhất thì hãy tham khảo ngay 3 loại thẻ sau:
- Thẻ hoàn tiền: Bạn được hoàn lại một phần tiền dựa trên giá trị chi tiêu của thẻ. Số tiền được hoàn lại sẽ chuyển thẳng vào thẻ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch tháng tiếp theo. Số tiền hoàn lại không giới hạn theo quy định của ngân hàng. Đây được đánh giá là chiếc thẻ “lời” nhất hiện nay. Ví dụ như VPBank Cashback Mastercard.
- Thẻ tích dặm: Bạn được nhận đặc quyền trở thành hội viên Bông Sen Vàng. Các chi tiêu qua thẻ được quy đổi thành dặm bay và tích lũy. Bạn có thể đổi số dặm bay đã tích lũy thành vé máy bay miễn phí. Ngoài ra, còn các phần quà từ ngân hàng liên kết với hãng hàng không. Ví dụ như Thẻ ghi nợ quốc tế Vietnam Airlines – VPBank.
- Thẻ tích điểm đổi quà: Với mỗi chi tiêu bằng thẻ ghi nợ quốc tế, bạn sẽ được thưởng một số điểm nhận định. Bạn có thể đổi số điểm đó thành quà tặng hấp dẫn như voucher, phần quà có giá trị… Ví dụ như VPBank Platinum MasterCard.
Hạn mức của thẻ ghi nợ
Hạn mức rút tiền
- Hạn mức rút tiền qua máy ATM/CDM của thẻ debit card. Thông thường, hạn mức rút tiền tại máy ATM/CDM là 20.000.000vnd/giao dịch và 100.000.000vnd/ngày. Với ngân hàng Vietcombank có hạn mức rút tiền giới hạn 5.000.000 vnd/giao dịch và tối đa 50.000.000 vnd/ngày
- Hạn mức thẻ ghi nợ rút tiền tại quầy giao dịch. Với các ngân hàng như Timo, ngân hàng Bản Việt,… bạn có thể rút tối đa số tiền có trong thẻ. Tuy nhiên, đối với ngân hàng Vietcombank hạn mức rút tiền tối đa chỉ 40.000.000 vnd.
Hạn mức chuyển tiền liên ngân hàng
Mỗi ngân hàng sẽ quy định một hạn mức chuyển tiền liên ngân hàng khác nhau.
Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ
- Tuyệt đối không cung cấp hình ảnh thẻ hay thông tin cho người lạ. Do việc thanh toán online với thẻ ghi nợ quốc tế rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhập các thông tin đã có thể giao dịch thành công rồi
- Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking. Để nhận thông báo ngay lập tức về các giao dịch đáng ngờ và kịp thời báo lại với ngân hàng. Ngoài ra, cũng như dễ dàng quản lý, theo dõi số dư
- Thay đổi mã PIN, mật khẩu Internet Banking định kỳ. Điều này sẽ giúp thẻ và tài khoản ngân hàng của bạn an toàn hơn. Đặc biệt không nên đặt mã PIN quá đơn giản như 123456 hay 111111 cũng như đặt mã PIN theo ngày sinh. Biết đâu bạn bị mất thẻ ghi nợ quốc tế chung với các giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD hay bằng lái xe.
- Giao dịch ở những nơi uy tín. Khi mua sắm online, tránh truy cập vào các trang web trung gian để hạn chế việc bị đánh cắp thông tin.
- Hạn chế giao dịch rút tiền tại cây ATM. Do thẻ ghi nợ quốc tế vì sẽ bị tính phí khá cao tùy ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số thông tin về thẻ ghi nợ, các loại thẻ ghi nợ và đặc điểm của từng loại. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!