Thỏa ước lao động tập thể là văn bản quan trọng giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì nề nếp, điều kiện làm việc. Đây là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu bài viết bên dưới nhé! 

 

Khái niệm

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động. Về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Có 03 loại thỏa ước: Thỏa ước LĐ tập thể doanh nghiệp, thỏa ước LĐ tập thể ngành và hình thức thỏa ước LĐ tập thể khác.

Với việc bảo vệ quyền lợi người lao động, nội dung thỏa ước không được trái quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thỏa ước phải có lợi hơn cho người lao động.

 

Thỏa ước lao động tập thể và những điều cần biết

Thỏa ước lao động tập thể và những điều cần biết

Đặc điểm của thoả ước LĐTT

Các đặc điểm cần chú ý của thoả ước như: ngày có hiệu lực, trường hợp vô hiệu…

Ngày có hiệu lực của thoả ước

Ngày có hiệu lực của thỏa ước LĐTT được ghi trong thỏa ước. Trường hợp thỏa ước LĐTT không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

 

Trường hợp vô hiệu

– Thỏa ước LĐTT vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước trái pháp luật.

– Thỏa ước LĐTT  vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có toàn bộ nội dung trái pháp luật.

+ Người ký kết không đúng thẩm quyền.

+ Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

 

Thỏa ước lao động tập thể và những điều cần biết

Thỏa ước lao động tập thể và những điều cần biết

Việc ký kết thỏa ước

– Người ký kết được quy định như sau:

+ Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở. 

+ Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động. Hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.

– Phải làm thành 05 bản, trong đó:

+ Mỗi bên ký kết giữ 01 bản.

+ 01 bản gửi cơ quan nhà nước theo quy định.

+ 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Và 01 bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng LĐ mà người sử dụng LĐ là thành viên.

 

Người ký kết thỏa ước LĐTT 

Thỏa ước LĐTT được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể theo Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

– Phía tập thể lao động: Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

– Phía người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Nếu có ủy quyền cho người khác ký. Thì phải ủy quyền bằng văn bản và người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Lưu ý:

Thỏa ước LĐTT chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên thương lượng tập thể và:

– Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được. Trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

– Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được. Trường hợp ký thỏa ước LĐ tập thể ngành. 

Khi thoả ước LĐTT được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi NLĐ của mình biết.

Thỏa ước lao động tập thể và những điều cần biết

Thỏa ước LĐTT và những điều cần biết

Thời hạn thỏa ước

Thỏa ước LĐTT doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thỏa ước LĐTT. Thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.

Thoả ước tập thể trong các trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi 

Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp. 

– Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng doanh nghiệp. Hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp. Thì người sử dụng lao động kế tiếp và đại diện tập thể lao động căn cứ vào phương án sử dụng lao động. Để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước cũ hoặc thương lượng để ký thỏa ước mới.

– Trong trường hợp thỏa ước hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động. Thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về thỏa ước LĐTT và những điều quan trọng cần lưu ý. Hy vọng bài viết giúp ích được cho doanh nghiệp và người lao động. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé!

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT