Thủ tục ly hôn đơn phương là một trong những vấn đề nóng hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Ngoài việc có thể thỏa thuận ly hôn, vợ chồng có thể gửi yêu cầu đến Tòa án yêu cầu ly hôn đơn phương. 

Vậy thủ tục ly hôn đơn phương cần những gì và thực hiện như thế nào? Hãy cùng Bepro tìm hiểu ngay nhé!

Thủ tục Ly hôn đơn phương là gì?

Cơ sở pháp lý quy định về ly hôn đơn phương

Cơ sở pháp lý quy định về ly hôn đơn phương các văn bản pháp luật sau: Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Thế nào là ly hôn đơn phương?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

  1. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn đơn phương là các trường hợp sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha,mẹ,người thân thích thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, có thể thấy:

  • Vợ hoặc chồng hoặc cha, mẹ hay người thân thích bất kỳ nào của vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.
  • Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như mong muốn được ly hôn của vợ và hoặc chồng, một bên vợ hoặc chồng bị tâm thần hay bị bạo hành gia đình.

Thẩm quyền, hồ sơ và các bước thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương 

Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh(Căn cứ Điều 37 BLTTDS).

Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

Hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị

Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…

– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;

– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;

– Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương 

Thủ tục đơn phương ly hôn mới nhất gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

– Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

– Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

  • Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
  • Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn

Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…

Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà có thể kéo dài hơn.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Có được ly hôn đơn phương vắng mặt không?

Bởi ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:

– Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

– Có người đại diện tham gia phiên tòa.

– Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Trong đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.

Ly hôn đơn phương khi chồng ở nước ngoài

Khi chồng ở nước ngoài, việc ly hôn đơn phương sẽ thực hiện khó khăn hơn khi chồng cư trú trong nước. Tuy nhiên, trường hợp này, pháp luật vẫn có quy định cụ thể.

Theo đó, khi ly hôn, người chồng đang ở nước ngoài thì người vợ ở trong nước có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Khi không có địa chỉ của người chồng đang ở nước ngoài, theo hướng dẫn của Công văn số 253 của Tòa án nhân dân tối cao, có thể biết địa chỉ, tin tức của người chồng từ thân nhân của người này.

Nếu sau hai lần Tòa án yêu cầu mà thân nhân vẫn từ chối cung cấp thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ gửi ngay bản sao bản án/quyết định đến thân nhân của người chồng để chuyển cho người chồng.

KẾT LUẬN

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về ly hôn đơn phương và thủ tục ly hôn đơn phương. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT