Nghề kế toán không chỉ đòi hỏi kế toán viên phải có chuyên môn tốt. Mà kinh nghiệm giải quyết cũng quan trọng không kém. Thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp được xem là đơn giản. Tuy nhiên không phải bất kỳ kế toán nào cũng hiểu rõ và thực hiện tốt. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu về thủ tục và cách hạch toán TSCĐ trong bài viết dưới đây. 

Khái niệm 

Tài sản cố định là gì? 

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chúng thường có giá trị lớn, được sử dụng lâu dài, ổn định. Qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Điều kiện ghi nhận là tài sản cố định

Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC được ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013. Thì các xác định đối tượng máy móc, thiết bị có đủ điều kiện cấu thành TSCĐ thỏa mãn 3 yếu tố:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. Và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Thủ tục và cách hạch toán thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Thanh lý nhượng bán tài sản cố định là gì? 

TSCĐ thanh lý, nhượng bán là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư. Và hết thời gian trích khấu hao TSCĐ. Hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời. Hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi. Để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn.

Điều kiện thanh lý trong doanh nghiệp?

Doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý tài sản cố định khi:

– Tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa.

– Tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập, nhượng bán. 

Thủ tục thanh lý TSCĐ

Thủ tục thanh lý TSCĐ được quy định tại điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bao gồm các bước sau đây: 

1. Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng. Đề nghị thanh lý  TSCĐ theo các mẫu quy định.

2. Quyết định thanh lý TSCĐ và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

3. Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị.

4. Tiến hành các thủ tục thanh lý TSCĐ.

5. Lập Biên bản thanh lý TSCĐ, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản. Bao gồm: hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản,… Kế toán sẽ ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị. Sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý TSCĐ. Số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Thủ tục và cách hạch toán thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Hạch toán theo thủ tục thanh lý TSCĐ

Dựa vào các biên bản giao nhận, thanh lý chứng từ. Liên quan đến hoạt động thu chi, thực hiện thanh lý TSCĐ. Được chia ra các trường hợp cụ thể như sau:

TH1: Thanh lý TSCĐ dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh

– Thực hiện phản ánh khoản thu về thanh lý tài sản cố định mang lại

Nợ TK 111, 112, 131,…

    Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

    Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

– Xuất hiện chi phí phát sinh cho với hoạt động thanh lý TSCĐ

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

   Có TK 111, 112,….(tổng giá thanh toán)

– Kế toán phải thực hiện ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình như sau:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

   Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

Thủ tục và cách hạch toán thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

TH2: Thực hiện thanh lý TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án. 

– Dựa vào biên bản giao nhận kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

   Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

– Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112,…

   Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

   Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có)

– Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 111, 112 …

TH3:  Nếu thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

– Thủ tục dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, như sau: 

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

   Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

– Phản ánh doanh thu về thanh lý TSCĐ. Đồng thời phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ ghi:

Nợ TK 111, 112,…

   Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

   Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).

– Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

   Có các TK 111, 112…

Kết luận: 

Vừa rồi là các thủ tục và cách hạch toán thanh lý TSCĐ dành cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này không chỉ giúp ích cho các kế toán mà còn cho các doanh nghiệp tham khảo về vấn đề thanh lý TS. Nếu bạn có thắc mắc về các dịch vụ liên quan đến kế toán. Hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ kế toán bePro.vn. Chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ tận tình, miễn phí. 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT