Giấy phép kinh doanh là giấy phép mà các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký kinh doanh theo như quy định của pháp luật hiện hành. Cùng tìm hiểu giấy phép kinh doanh là gì trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục xin cấp GPKD mới nhất
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ sở kinh doanh đó và cũng là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.
Khi cấp phép cho những đối tượng này thì nhà nước sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế. Vì thế mà đây là thủ tục bắt buộc phải hoàn thành để hoạt động kinh doanh.
Theo quy định của Luật DN 2014, đối với các doanh nghiệp trong nước thì sẽ không bị hạn chế về ngành nghề được phép kinh doanh, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh
Tính hợp pháp của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi có giấy phép kinh doanh sẽ được cho phép và bảo vệ. Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn được pháp luật công nhận và bảo vệ cũng cần phải làm.
Doanh nghiệp được quyền xuất hóa đơn
Theo như thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và một số hóa đơn thông thường khác. Trong khi đó, quan trọng và cần thiết nhất trong hoạt động là hóa đơn GTGT.
Hóa đơn đỏ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động mau bán nội địa, xuất khẩu và vận tải quốc tế. Bởi chỉ có những đối tượng đã có giấy phép kinh doanh mới được thực hiện việc xuất hóa đơn đỏ.
Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh
Khẳng định được quy mô, tạo niềm tin khách hàng
Thể hiện được tư cách pháp nhân của người chủ doanh nghiệp, khẳng định công ty/doanh nghiệp đã có đủ điều kiện kinh doanh.
Dễ dàng trong giao dịch
Với tư cách pháp lý một cách rõ ràng và hoạt động kinh doanh được hợp thức hóa giúp mọi công tác giao dịch của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn.
Cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn
GPKD sẽ tạo được niềm tin từ các công ty, cơ hội phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.
Được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính Phủ
Nhận được nhiều ưu đãi hơn từ chính phủ như vay vốn, khấu trừ thuế và các hỗ trợ khác sẽ được nhà nước bảo vệ và đảm bảo.
Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn. Có GPKD kịp thời doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thời gian để xây dựng và phát triển ngành nghề kinh doanh.
- Doanh nghiệp sẽ có đủ tiềm lực và thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, giữ vững được vị thế trên thị trường kinh doanh của mình.
- Tận dụng được những lợi thế và nắm bắt được xu hướng đầu tư kinh doanh tốt nhất.
- Nếu chậm trễ, thời gian sẽ cạn và khả năng cạnh tranh là rất thấp.
Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh cá thể
Để hoàn tất các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể liên hệ được việc mua hồ sơ và nộp hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở UBND quận, huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng.
Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh
GPKD đối với công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp lên xin đăng ký GPKD ở sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố doanh nghiệp trụ sở chính sau 3 đến 5 ngày làm việc nếu như hồ sơ hợp lệ, sở sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh.
Một bộ hồ sơ ĐKKD bao gồm
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký theo mẫu quy định.
- Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập và người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật ký từng trang.
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật.
- CMND hoặc hộ chiếu photo công chứng của các thành viên hoặc cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật.
- CMND hoặc hộ chiếu photo công chứng của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo.
Sau khi có GPKD thì bạn cần phải hoàn tất các thủ tục sau:
- Tiến hành khắc dấu và nộp các thông báo sử dụng mẫu dấu lên sở KH&ĐT.
- Tiến hành việc khai thuế ban đầu ở chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.
- Đăng ký sử dụng và kích hoạt token chữ ký số điện tử doanh nghiệp.
- Treo bảng hiệu tại trụ sở của công ty.
- Tiến hành xin đặt in hóa đơn ở chi cục thuế quận, huyện sau khi được chấp thuận doanh nghiệp tiến hành đặt in hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp.
Vừa rồi là những nội dung thể hiện trên giấy phép kinh doanh trong trường hợp bạn muốn thành lập doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn hãy liên hệ đến công ty kế toán dịch vụ Bepro.vn để tìm hiểu chi tiết!