Đấu thầu và hoạt động quản lý của Nhà nước về đấu thầu là đề tài được nhiều sự quan tâm. Do đó, Luật Đấu thầu năm 2013 có vai trò nền tảng quan trọng. Nó giúp cơ quan nhà nước có thể dễ dàng quản lý được hoạt động đấu thầu. Hãy cùng Bepro.vn tìm hiểu kỹ hơn về Luật đấu thầu qua bài viết sau nhé! 

tim-hieu-luat-dau-thau

Luật đấu thầu là gì?

Được Quốc hội căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để ban hành. Luật này quy định về đấu thầu. 

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng. Từ đó, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng. 

luat-dau-thau-la-gi

Luật đấu thầu là gì?

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đấu thầu, trách nhiệm của các bên liên quan và hoạt động đấu thầu. Bao gồm:

  1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp. Chọn lựa nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ dưới 30% trở lên. Đồng thời phải trên 500 tỷ đồng tổng mức đầu tư của dự án;
  2. Chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;
  3. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí. Trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí. Liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm, khai thác dầu khí theo quy định pháp luật.

Đối tượng áp dụng

  1. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.
  2. Ngoài ra, còn có tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật. Trong trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải bảo đảm công bằng và hiệu quả kinh tế.

Áp dụng Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

  1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác có liên quan.
  2. Trường hợp lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn. Bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm. Duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn. Doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp. 
  3. Đối với việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ. Áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó.
  4. Trường hợp điều ước quốc tế, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định lựa chọn nhà thầu. Nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

dieu-uoc-thoa-thuan-quoc-te

Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

Giải thích từ ngữ 

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Phần 1:

  1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu. Nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ. Hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện.
  3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu. 
  4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn. Trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
  5. Chứng thư số là chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Thực hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
  7. Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển. Hay danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế. Hoặc danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

Phần 2:

  1. Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc. Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khảo sát, lập thiết kế, dự toán. Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định. Giám sát. Quản lý dự án. Thu xếp tài chính. Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ.
  2. Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo. Lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này.
  3. Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.
  4. Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới. Và dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng. Các dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt. Những dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị. Dự án, đề án quy hoạch. Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản. Các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

Phần 3:

  1. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp. Lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và có sử dụng đất.
  2. Việc đấu thầu qua mạng được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  3. Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.
  4. Việc đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ nhà thầu trong nước được tham dự thầu.
  5. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
  6. Giá dự thầu, đây là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  7. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Phần 4:

  1. Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi được sửa lỗi theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sau đó trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Xong lại cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Đây được dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.
  2. Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
  3. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
  4. Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng. Giá hợp đồng là căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.
  5. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

Phần 5:

  1. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.
  2. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng. Và cả thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.
  3. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu. Nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu. Nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
  4. Trong khi đó, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
  5. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý. Nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.
  6. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Phần 6:

  1. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  2. Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
  3. Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.
  4. Nhà thầu chính là người chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.
  5. Trong khi đó, nhà thầu phụ là người tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Họ phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Phần 7:

  1. Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
  2. Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  3. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học – công nghệ, tài nguyên – môi trường, giao thông – vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra, sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.
  4. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.
  5. Mặt khác, nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.

Phần 8:

  1. Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.
  2. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
  3. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
  4. Tổ chuyên gia gồm cá nhân có năng lực được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập. Để đánh giá các hồ sơ và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
  5. Xây lắp gồm công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư 

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ điều kiện: 

a) Có đăng ký hoạt động do cơ quan thẩm quyền của nước mà họ đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không trong quá trình giải thể. Không trong tình trạng phá sản. 

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước. Đó là đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam. Trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Những nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ điều kiện: 

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này được tham dự thầu. Họ được tham dự với tư cách độc lập hoặc liên danh.

Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu nộp hồ sơ phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn. Cần đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển. Và cần thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Những thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

3. Các nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và tài chính với các bên:

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;

b) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán. Hay lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Hay đánh giá, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

4. Các nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và tài chính với các bên sau: 

a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Hoặc theo dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

b) Hay nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

canh-tranh-trong-dau-thau

Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu

Lời kết

Bài viết đã nêu khái quát các vấn đề cơ bản như những quy định chung của Luật Đấu thầu. Bepro.vn hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu quy định chung của Luật Đấu thầu. Nhằm có thể nhanh chóng phát hiện ra các bất cập còn tồn đọng. Bepro.vn mong những bất cập có thể được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Như thế để đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật. 

Link website: Link 

Link Fanpage: Link 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT