Xã hội ngày càng phát triển thì các mối quan hệ cần điều chỉnh cũng gia tăng. Theo đó, pháp luật được xem là quy chuẩn để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật được thể hiện ra sao? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Pháp luật là gì? 

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi Nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi chủ thể trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị. 

Theo đó, định nghĩa về pháp luật gồm những yếu tố sau: 

  • Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn. 
  • Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội. 
  • Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng. Do đó, các chủ thể sẽ không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật. 
  • Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí cũng như bản chất của giai cấp thống trị. 

Trước khi tìm hiểu về vai trò của pháp luật, BePro xin đưa ra bản chất của pháp luật là gì? Theo đó, bản chất của pháp luật là vấn đề khá phức tạp. Trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng pháp luật là công lý, là lẽ phải phù hợp đạo lý và lợi ích chung của xã hội. Theo quan điểm Mác-Lênin thì pháp luật luôn gắn bó chặt chẽ với nhà nước và phản ánh bản chất nhà nước. Pháp luật vừa mang tính xã hội vừa thể hiện tính giai cấp.

Vai trò của pháp luật 

Sau khi tìm hiểu về pháp luật và bản chất của pháp luật là gì? Tiếp đến, người đọc nên hiểu rõ pháp luật đóng vai trò như thế nào trong đời sống xã hội. Cụ thể: 

Thứ nhất, pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng nó được xem là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn khổ nhất định. Bên cạnh đó, pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Vai trò của pháp luật là tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.

Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Pháp luật tăng cường các xu hướng phát triển tốt của các quan hệ xã hội, khuyến khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn cản những quan hệ xấu trong xã hội. Những quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.

Thứ hai, pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội

Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện xây dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn thế giới. An toàn xã hội được hiểu là trạng thái của đời sống xã hội.

Đất nước có một nền chính trị ổn định, không bạo động, không chống phá nhà nước và biểu tình, vũ trang nhân dân,.. Người dân được sống và học tập làm việc ở môi trường an toàn, không bị xâm phạm.

Pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự chung cho mọi người. Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt đối với những chủ thể có hành vi xâm hại đến an toàn xã hội, thiết lập cơ chế bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.

Thứ ba, vai trò của pháp luật được thể hiện trong việc tạo cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội

Trong xã hội con người sống với nhau không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp. Xã hội càng phát triển thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên. Pháp luật là cơ sở để các bên có căn cứ phân định ai đúng ai sai, là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.

Thứ tư, pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người

Quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận. Theo Tuyên ngôn Độc lập năm 1779 của Mỹ thì tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng, không ai được xâm phạm quyền của người khác, trong đó có những quyền như: quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. 

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Ngoài ra, pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.

Thứ năm, vai trò của pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội

Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị của nhân loại. Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người dân có quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân.

Bình đẳng, công bằng là ai cũng như ai và không có sự phân biệt đối xử hay đặc cách nào. Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau. Pháp luật là bình đẳng ai cũng như ai giữa mọi người, không có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản.

Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.

Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.

Thứ sáu, pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội

Phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Chỉ có phát triển bền vững mới tạo được sự ổn định và nền tảng tốt nhất cho mỗi đất nước. Vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường.

Thứ bảy, pháp luật có vai trò giáo dục 

Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ qua việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội. 

Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành động tốt, hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.

Kết luận 

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về vai trò của pháp luật. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT