Vay tín chấp là hình thức vay khá phổ biến hiện nay. Với những ưu điểm về thời gian vay, điều kiện, hồ sơ,.. vay tín chấp được nhiều khách hàng chú ý và quan tâm. Vậy vay tín chấp là gì? Vay tín chấp có những loại nào? Điều kiện, hồ sơ vay quy định ra sao? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, hoàn toàn dựa vào độ uy tín và năng lực trả nợ của khách hàng. Các tổ chức cho vay sẽ xem xét hồ sơ vay của từng khách hàng từ đó đề xuất những khoản vay có hạn mức và thời gian vay thích hợp. Vay tín chấp phù hợp với những khách hàng không có tài sản đảm bảo có giá trị nhưng cần tiền gấp. 

Theo đó, uy tín của khách hàng sẽ được xem xét qua nguồn thu nhập, lịch sử vay tiền, lịch sử tín dụng,… Hạn mức vay tín dụng ở mỗi ngân hàng sẽ khác nhau có thể từ vài triệu cho đến vài trăm triệu. Lãi suất vay cũng khác nhau ở mỗi ngân hàng, chúng dựa vào số tiền khách hàng vay và điều kiện mà khách hàng đáp ứng. 

Hiện nay, các tổ chức cho vay có 2 dạng là ngân hàng và các công ty tài chính. Các công ty tài chính sẽ cho vay với lãi suất thấp và cho vay tín chấp hỗ trợ nợ xấu. Đối với ngân hàng, các khách hàng đã có nợ xấu mức 3 trở nên sẽ khó được duyệt hồ sơ vay. Theo các chuyên gia, khách hàng nên vay tín chấp ngân hàng sẽ có lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản, và an toàn hơn. 

Các hình thức cho vay tín chấp

Có thể nói, vay tín chấp là sản phẩm tín dụng có hình thức vay đa dạng nhất hiện nay. Vay tín chấp đáp ứng cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Một số hình thức vay tín chấp cụ thể như sau:

Xét về điều kiện duyệt khoản vay:

  • Vay tín chấp theo lương: Gồm 2 hình thức là lương chuyển khoản và lương tiền mặt. Đối với lương chuyển khoản, để hoàn tất thủ tục vay thì  khách hàng cần in sao kê tài khoản lương có xác nhận mộc đỏ của ngân hàng. Đối với lương tiền mặt, để hoàn tất thủ tục vay thì khách hàng cần bổ sung bảng lương có dấu mộc đỏ của doanh nghiệp cùng với hợp đồng lao động của mình. Theo đó, vay tín chấp theo lương ở nhiều ngân hàng sẽ yêu cầu người lao động làm việc trên 12 tháng tại doanh mới được phép vay. 
  • Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu: Là hình thức vay mà khách hàng không cần phải chứng minh thu nhập của mình. Khách hàng chỉ cần cung cấp sổ hổ khẩu và chứng minh nhân dân còn hạn cho đơn vị cho vay. Hình thức vay này áp dụng cho các công ty tài chính. 
  • Vay tín chấp theo cavet xe: Là hình thức vay tín chấp hỗ trợ cho khách hàng đang sở hữu xe máy hợp lệ. Khách hàng chỉ cần cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình với xe cho đơn vị cho vay. 
  • Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm: Đây là hình thức tín chấp dành cho khách hàng có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm của các loại công ty bảo hiểm ở Việt Nam đều được chấp nhận. Bên cho vay sẽ xét duyệt khoản vay dựa trên mức phí đóng bảo hiểm hằng năm của khách hàng để đưa ra lãi suất và hạn mức vay phù hợp. 
  • Vay tín chấp theo sim: Là hình thức cho vay dành cho khách hàng đang là chủ sở hữu của các loại sim như: Viettel, Vinaphone, Mobifone,…Khách hàng chỉ cần chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu kèm sim chính chủ là có thể được hỗ trợ vay. Tuy nhiên, đây là hình thức vay không được nhiều công ty tài chính và ngân hàng hỗ trợ.
  • Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước: Áp dụng cho các cá nhân có đứng tên trên hóa đơn đóng tiền điện hàng tháng. Các công ty tài chính thường yêu cầu khách hàng cung cấp các hóa đơn thanh toán phí điện từ 300.000 đồng/tháng. trong vòng 3-6 tháng gần nhất. 

Xét về hình thức cấp vốn, vay tín chấp gồm:

  • Vay trả góp: Bên cho vay sẽ cấp tiền vay một lần cho khách hàng. Sau đó, khách hàng có trách nhiệm là trả cả gốc và lãi hàng tháng cho bên cho vay.
  • Vay thấu chi tín chấp: Khách hàng được bên cho vay cấp sẵn một hạn mức chi tiêu trong tài khoản thanh toán. Khi nào cần thì khách hàng có thể lấy ra để sử dụng. Ví dụ khách hàng được cấp hạn mức thấu chi là 35 triệu. Trong tài khoản của khách hàng lúc này chỉ có 3 triệu nhưng khách hàng hoàn toàn có thể chi tiêu số tiền lên đến 38 triệu.
  • Cấp thẻ tín dụng: Là hình thức cho vay bằng cách cấp thẻ tín dụng. Bên ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một chiếc thẻ có hạn mức chi tiêu nhất định. Khách hàng chỉ cần dùng thẻ này để thanh toán hóa đơn, hàng hóa, rút tiền trong hạn mức cho phép. Khách hàng sẽ được miễn lãi trong khoảng 45-55 ngày tùy loại thẻ. Theo định kỳ, người vay cần phải trả đủ số tiền đã vay cho bên ngân hàng để không bị nợ xấu và phạt lãi suất. 

Vay tín chấp khác gì so với vay thế chấp

Vay tín chấp và vay thế chấp là hai hình thức vay khác nhau. Sau đây BePro sẽ chia sẻ đến bạn sự khác nhau giữa 2 hình thức vay ngày qua nhiều khía cạnh sau đây:

Đặc điểm Vay tín chấp Vay thế chấp
Thời gian giải ngân Từ 8 tiếng đến 3 ngày từ lúc nhận đủ hồ sơ vay Từ 5 đến 10 ngày kể từ lúc nhận đủ hồ sơ
Tài sản đảm bảo Không yêu cầu Phải có tài sản đảm bảo như nhà, đất, xe, sổ tiết kiệm,..
Thời gian vay Tối đa 5 năm Có thể lên đến 35 năm
Số tiền vay Tối đa 300-500 triệu Theo nhu cầu và khả năng trả nợ
Mục đích sử dụng vốn Nhiều mục đích, phù hợp với tiêu dùng và đầu tư nhỏ Tiêu dùng, mua nhà, mua xe,….
Lãi suất Cao hơn so với vay thế chấp Thấp hơn lãi suất vay tín chấp

Ưu và nhược điểm của vay tín chấp

Ưu điểm:

  • Không yêu cầu tài sản đảm bảo: Không có tài sản có giá trị vẫn được hỗ trợ vay tín chấp. 
  • Thủ tục hồ sơ đơn giản: Chỉ gồm hồ sơ nhân thân và hồ sơ chứng minh thu nhập cá nhân.
  • Giải ngân nhanh: Nếu hồ sơ nộp đủ và hợp lệ, thời gian được hỗ trợ từ 1-2 ngày sau khi được chấp nhận. 
  • Ngân hàng sẽ không yêu cầu khách hàng trình bay mục đích vay vốn
  • Số tiền được vay khá cao, thích hợp cho vay tiêu dùng hoặc vay vốn đầu tư nhỏ. 

Nhược điểm:

  • Lãi suất cao: Đây được xem là hình thức vay nóng với bên cho vay.  Do không có tài sản đảm bảo nên ràng buộc về trách nhiệm trả nợ của khách hàng sẽ yếu, chủ yếu dựa vào ý thức của người vay. Vì vậy lãi suất khi vay tín chấp thường khá cao để bù đắp một phần rủi ro trong quá trình thu hồi vốn. Ví dụ nếu như vay thế chấp lãi suất chỉ 8%/năm thì vay tín chấp lãi suất có thể lên đến 14%/năm thậm chí cao hơn nếu khách hàng vay tại công ty tài chính.
  • Bị phạt ngay từ ngày chậm trả đầu tiên: Đối với khi vay thế chấp nếu khách hàng chậm trả trong phạm vi 10 ngày thì sẽ không bị tính phí phạt. Nhưng với khoản vay tín chấp thì dù chậm trả 1 ngày khách hàng sẽ bị phạt. Một số ngân hàng tính phí phạt 200.000VND/lần chậm trả trong phạm vi 10 ngày. Đây được xem như một biện pháp để ngăn chặn việc trả chậm và hạn chế rủi ro trong quá trình thu hồi của bên cho vay. 

Điều kiện và hồ sơ vay tín chấp 

Các ngân hàng hay công ty tài chính đều có những yêu cầu về điều kiện cũng như hồ sơ vay đối với khách hàng. Ở mỗi thời điểm vay khác nhau, các bên cho vay sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Nhìn chung, khi cho vay tín chấp, các bên cho vay sẽ yêu cầu khách hàng đáp ứng điều kiện và hồ sơ vay như sau:

Điều kiện vay tín chấp:

  • Độ tuổi từ 22-60 tuổi
  • Không nợ xấu tại bất kỳ một tổ chức tín dụng nào
  • Có hộ khẩu/KT3/Giấy tạm trú tại cùng địa bàn với đơn vị cho vay đang hoạt động.
  • Chứng minh thư/thẻ căn cước còn hiệu lực
  • Thu nhập ổn định đáp ứng đủ khả năng trả nợ
  • Đối với ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng việc bản thân phải có thu nhập từ lương và công tác tại đơn vị hiện tại từ 12 tháng trở lên.

Hồ sơ đăng ký vay tín chấp:

  • Hồ sơ pháp lý: Bao gồm các giấy tờ sau: Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước, bản sao hộ khẩu/KT3/Sổ tạm trú, bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân, hồ sơ chứng minh thu nhập.
  • Hợp đồng lao động: Bảng lương 3 tháng gần nhất/sao kê lương.
  • Tùy theo hình thức vay, khách hàng có thể nộp thêm các giấy tờ như: Hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn điện nước, cavet xe,….. 

Một vài lưu ý khi vay tín chấp 

BePro sẽ chia sẻ đến bạn một số lưu ý khi tham gia vay tín chấp để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.

Tham khảo lãi suất ở nhiều nơi

Mỗi tổ chức cho vay sẽ có những lãi suất vay khác nhau. Nhiệm vụ của khách hàng là nên tìm hiểu và tham khảo yêu cầu và lãi suất của các bên để đủ cơ sở lựa chọn nơi có lãi suất phù hợp nhất 

Tính toán khả năng trả nợ trước khi vay 

Các khoản vay tín chấp có phí phạt và lãi suất trả nợ trước hạn khá cao. Do đó, khách hàng cần lưu ý trong việc tính toán khả năng trả nợ của bản thân để luôn trả đúng hạn, tránh phát sinh thêm các chi phí liên quan đến việc trả chậm. 

Tất toán trước hạn sẽ bị tính phí phạt

Nếu khách hàng dư tiền và muốn trả nợ trước hạn thì cần lưu ý rằng trả trước hạn sẽ bị tính phí phạt. Mức phí phạt này thường giao động từ 3% – 5% số tiền trả trước hạn. Giả sử khách hàng trả nợ trước hạn 30 triệu, phí phạt là 4% thì bạn sẽ mất khoản phí là 1,2 triệu đồng.

Nên cân nhắc vay thế chấp đối với khoản tiền lớn

Mặc dù, vay tín chấp có những ưu điểm vượt trội và rất tiện lợi nhưng nó chỉ phù hợp với những khách hàng cần tiền gấp và không có tài sản đảm bảo. Bởi lẽ, chi phí lãi suất của vay tín chấp khá cao. Đối với những khoản vay lớn, khách hàng có khả năng trả nợ thì nên vay thế chấp sẽ được hưởng lãi suất phù hợp hơn. Trong trường hợp không có tài sản đảm bảo đứng tên mình thì có thể cân nhắc nhờ bố mẹ, anh em trong nhà cho mượn tài sản đảm bảo để vay thế chấp.

Kết luận

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về vay tín chấp là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT