Nguồn vốn được xem là thành phần quan trọng của một doanh nghiệp. Chỉ khi có vốn ổn định và bền vững thì doanh nghiệp hay các chủ thể kinh tế mới có đủ điều kiện để phát triển cũng như duy trì hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn có hai loại chính là vốn cố định và vốn lưu động. Vậy vốn cố định là gì? Những vấn đề nào liên quan đến vốn cố định. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn một số kiến thức về vốn cố định.
Vốn cố định là gì?
Vốn cố định là gì? Theo đó, nó được hiểu là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình. Được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Vốn cố định là giá trị của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong đó tài sản cố định phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
– Thời gian sử dụng tài sản cố định phải thường xuyên và từ 01 năm trở lên
– Giá trị tài sản: phải đạt mức tối thiểu mà nhà nước quy định phù hợp với kinh tế trong từng thời kỳ
– Có thể tái sử dụng hoặc thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: An dùng 500 triệu để xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc,… ban đầu cho công ty, số tiền này sẽ được coi là vốn cố định.
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động được xem là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nguồn vốn của công ty. Theo đó, nguồn vốn lưu động được thể hiện bằng tiền và các tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động. Do đó, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn.
Ví dụ: Tiền đầu tư mua nguyên vật liệu sản xuất, tiền trả lương cho nhân viên,…
Vai trò của vốn cố định là gì?
Vốn cố định có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể kinh tế cũng như các hoạt động kinh doanh của một đất nước. Theo đó, một số vai trò phổ biến của vốn cố định như:
– Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
– Sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.
– Quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nó sẽ tác động đến hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
– Đây là nguồn vốn không thể thiếu trong công ty. Bởi nó có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng, phát triển, đổi mới hoạt động kinh doanh của công ty.
– Nguồn vốn cố định được đảm bảo sẽ là phương án giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro nhất định.
– Có nguồn vốn cố định dồi dào, công ty của bạn sẽ luôn ở thế chủ động, tự tin hơn trong kinh doanh hay sản xuất sản phẩm.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định
Sau khi tìm hiểu về định nghĩa vốn cố định và vai trò của nó đối với các chủ thể doanh nghiệp. BePro sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn một khía cạnh quan trọng của vốn cố định. Đó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định là gì?. Theo đó nó được xác định như sau:
– Hiệu suất sử dụng của vốn cố định là tiêu chí đầu tiên để đánh giá vốn cố định. Tiêu chí này là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra được nhiều nhiều đồng doanh thu từ một đồng ban đầu hay doanh thu thuần trong chu kỳ đó.
– Tiếp theo, dựa vào tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sẽ phản ánh một đồng vốn cố định sẽ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sinh ra bao gồm cả thuế. Công thức để xác định được tỷ suất được tính bằng công thức:
Tỷ suất lợi nhuận= (Lợi nhuận trước thuế : vốn cố định) x 100%.
– Dựa vào hàm lượng phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu hay doanh thu thuần thì cần được sinh ra từ bao nhiêu từ đồng vốn cố định.
Hàm lượng = Vốn cố định / doanh thu
– Hệ số trang bị tài sản cố định doanh nghiệp đang sử dụng với công thức:
Giá ban đầu tài sản cố định / số lượng công nhân đang sản xuất trực tiếp tại doanh nghiệp
– Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua tỷ suất đầu tư của tài sản cố định. Sẽ phản ánh được mức độ đầu tư vào các tài sản cố định trong tổng số giá trị của tài sản tại doanh nghiệp đang sở hữu và sẽ được tính theo công thức:
(Giá trị còn lại của tài sản cố định / tổng số tài sản) x 100%.
Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động
Vốn cố định và vốn lưu động đều là những thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Cùng BePro phân biệt hai loại vốn trên dưới những tiêu chí sau đây:
Tiêu chí |
Vốn cố định |
Vốn lưu động |
Đặc trưng | – Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị tiêu hao của tài sản cố định được chuyển hóa thành chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra. |
– Vốn lưu động luôn dịch chuyển trong dòng tiền vốn.
– Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh. – Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. – Vốn lưu động luôn luôn xoay vòng tạo thành một chu kỳ khép kín |
Các chỉ tiêu thể hiện | Chỉ tiêu tài sản cố định | Các chỉ tiêu về tài sản lưu động như tiền và các khoản thu khác giá trị tương đương, nợ phải thu….. |
Phân loại | Tùy thuộc và mục đích, góc nhìn, cách tiếp cận mà vốn cố định được phân theo 2 cách sau:
– Theo hình thái biểu hiện: + Tài sản cố định hữu hình + Tài sản cố định vô hình – Theo tình hình sử dụng trong thực tế, gồm: + Tài sản cố định đang được sử dụng + Tài sản cố định chưa được sử dụng + Tài sản cố định không sử dụng và đang chờ thanh lý. |
Tùy thuộc và mục đích, góc nhìn, cách tiếp cận mà vốn lưu động được phân loại theo 2 cách sau:
– Theo hình thái biểu hiện: + Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán + Vốn vật tư hàng hóa + Vốn chi phí trả về trước. – Theo vai trò của vốn lưu động trong hoạt động doanh nghiệp: + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất + Vốn lưu động trong khâu sản xuất + Vốn lưu động trong khâu lưu thông. |
Kết luận
Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về vốn cố định là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!