Vốn lưu động là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu về vốn lưu động ngay bài viết này nhé!

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, cần phải dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó, có vốn lưu động. Đây là một thước đo được các nhà đầu tư quan tâm và phải thống kê thường xuyên. 

Vậy vốn lưu động là gì? Hãy cùng Bepro tìm hiểu về vốn lưu động trong bài viết này nhé!

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working Capital) được xem là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và khả năng vận hành hiệu quả nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: Tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước,…

Vốn lưu động là một tài sản ngắn hạn. Quản lý vốn lưu động là những công việc liên quan tới quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả, tiền mặt.

Đặc điểm của vốn lưu động:

Vốn lưu động là tài sản ngắn hạn mang nhiều tính chất tùy từng loại khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, vốn lưu động sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Vốn lưu động vận động theo một quy trình khép kín, chuyển từ hình thái này sang hình thái khác và sau đó sẽ quay về hình thái ban đầu nhưng lại mang giá trị lớn hơn. 
  • Chu kỳ hoạt động của vốn lưu động là tiêu chí đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • – Vốn lưu động khác vốn cố định ở điểm: vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào trong hàng hóa theo chu kỳ hoạt động kinh doanh.

Thành phần của vốn lưu động

Để đạt hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp cần phải nắm rõ bản chất của vốn lưu động và cả phân loại của các loại vốn lưu động. Có 5 loại chính như sau:

Phân loại theo nguồn gốc hình thành

Vốn lưu động được hình thành từ:

– Vốn điều lệ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ.

– Vốn tự bổ sung: Vốn lưu động được doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Vốn đi vay: Vốn lưu động đi vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng,…

– Vốn liên doanh, liên kết: Vốn lưu động được tạo từ hoạt động liên doanh.

– Vốn lưu động được huy động từ thị trường phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.

Phân loại theo vai trò 

Căn cứ theo vai trò, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: phụ tùng, dụng cụ thay thế và chi phí nguyên vật liệu. 

– Vốn trong quá trình sản xuất bao gồm: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

– Vốn lưu động trong quá trình lưu thông: Vốn đầu tư ngắn hạn, vốn thành phẩm,..

Phân loại theo hình thái thể hiện 

Căn cứ theo hình thái thể hiện, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn vật tư hàng hóa: Vốn lưu động được tạo ra từ hiện vật như hàng hóa, nguyên và nhiên vật liệu,…

– Vốn bằng tiền: Vốn lưu động được tạo ra từ quỹ tiền mặt, tiền đầu tư chứng khoán,…

Phân loại theo quan hệ sở hữu

Căn cứ theo quan hệ sở hữu, vốn lưu động được chia thành: 

– Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc các cổ đông. 

– Vốn vay, các khoản nợ: Vốn lưu động được từ các khoản nợ chưa thanh toán, vốn vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. 

Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn 

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, vốn lưu động được chia thành:

– Vốn lưu động tạm thời: Vốn lưu động từ các khoản vay ngắn hạn ngân hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

– Vốn lưu động thường xuyên: Vốn lưu động tạo nên các tài sản lưu động thường xuyên và mang tính chất ổn định.   

Công thức cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động được xem như thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Thế nên, cần phải nắm rõ cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.

Trong đó:

– Tài sản ngắn hạn là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn là 01 năm, nó bao gồm cả tiền mặt và các khoản ngắn hạn khác như: các khoản phải thu, hàng tồn kho…

Nợ ngắn hạn là những khoản (nghĩa vụ) phải thanh toán trong thời hạn 01 năm và  bao gồm các khoản nợ phải trả, các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Một công ty có tài sản ngắn hạn là 900 triệu, nợ ngắn hạn là 350 triệu, dựa theo công thức trên thì vốn lưu động của công ty sẽ là 450 triệu. Như vậy, với phần tài sản ngắn hạn hiện có, công ty có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn và còn vốn để phục vụ vào việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh khác.

Vai trò và ý nghĩa của vốn lưu động

Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp hoạt động, để bắt đầu hoạt động kinh doanh, sản xuất. Vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô, các hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn đầu tư. Vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt thời cơ và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn lưu động còn tác động đến giá thành của sản phẩm.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về vốn lưu động và cách tính vốn lưu động. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT