Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm thì cần xử lý như thế nào? Vì sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những giấy tờ quan trọng. Để làm căn cứ để người lao động được giải quyết các chế độ về BHXH. Cụ thể hãy cùng bePro.vn tìm hiểu bài biết sau đây về nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm nhé thì cần làm như thế nào nhé !
Khái niệm chốt sổ bảo hiểm xã hội
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là hình thức do cơ quan BHXH xác nhận toàn bộ thời gian tham gia BHXH của người lao động tại cơ quan, doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phối hợp cùng cơ quan Bảo hiểm Xã hội trả sổ cho NLĐ khi NLĐ nghỉ việc, bị sa thải hoặc công ty ngừng hoạt động.
Nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm là đúng hay sai?
Căn cứ:
– Khoản 2, Khoản 3, Điều 37, Luật Lao động
– Điều 43, Luật Lao động
– Khoản 3, Điều 126, Luật lao động
– Khoản 2, Khoản 3, Điều 47, Luật lao động
Lao động tự ý nghỉ việc không báo trước
– Trường hợp người lao động có thông báo với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ việc.
Bằng văn bản hoặc bằng lời nói nhưng vi phạm thời gian báo trước cho người sử dụng lao động. Biết trước khi nghỉ việc theo quy định thì thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Thì người lao động:
– Không được trợ cấp thôi việc. Và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ.
– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước. Thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng. Khoản này tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định.
– Trường hợp người lao động nghỉ việc đột xuất mà không có thông báo cho người sử dụng lao động biết trước.
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm. Mà không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động căn cứ vào nội quy lao động của Công ty. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định.
– Trường hợp đặc biệt:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH. Và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Người lao động có được tự chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang?
Theo quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019. Có nhiều lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người lao động lại chọn cách nghỉ ngang để chấm dứt hợp đồng.
Điểm a khoản 3 Điều 48 BLLĐ năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác. Nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.”
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định:
“ Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Tổng kết:
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, trách nhiệm chốt sổ BHXH sẽ do người sử dụng lao động thực hiện. Đồng thời có sự phối hợp của cơ quan BHXH. Vì vậy, người lao động không thể tự mình chốt sổ BHXH khi nghỉ việc.
Do đó, để đảm bảo các quyền lợi về BHXH, người lao động nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm bắt buộc. Thì phải trở lại công ty cũ để yêu cầu họ thực hiện thủ tục này chứ không thể tự mình chốt sổ.
Kết luận:
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về lao động nghỉ ngang công ty không chốt sổ bảo hiểm thì như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé !