Cách lập báo cáo tài chính là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ các kế toán và doanh nghiệp. Vì lập báo cáo tài chính là công việc khó, đòi hỏi nhiều thời gian cho việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp. Tính toán các chỉ tiêu để cho ra bộ báo cáo tài chính. Bao gồm có: Bảng cân đối kế toán; Bảng kết quả kinh doanh; Lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Hãy cùng bePro.vn tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết bên dưới nhé! 

 

Khái niệm

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

BCTC gồm có 2 loại:

– Báo cáo tài chính tổng hợp

– Báo cáo tài chính hợp nhất

Đối tượng của báo cáo hợp nhất 

Tất cả các doanh nghiệp được gọi là công ty mẹ đều phải lập, hợp nhất và trình bày báo cáo tài chính. Ngoại trừ: công ty mẹ đồng thời là công ty con của 1 công ty mẹ khác trong trường hợp này. Thì công ty mẹ (là trụ sở chính) đã lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất rồi.

 

Cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn thông tư 200

Cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn thông tư 200

 

 

Cách lập báo cáo tài chính bộ báo cáo tài chính chuẩn theo quy định

Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh của DN gồm các mẫu sau:

– Bảng cân đối kế toán (TT200)/ Báo cáo tình hình tài chính (TT133).

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

– Thuyết minh báo cáo tài chính.

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp/ gián tiếp.

– Bảng cân đối số phát sinh.

– Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và một số phụ lục đi kèm.

Doanh nghiệp cần căn cứ vào chế độ kế toán của mình để lập báo cáo tài chính theo đúng thông tư và mẫu biểu đầy đủ theo quy định.

 

Thời gian nộp báo cáo tài chính

Đối với các doanh nghiệp nhà nước: 

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là chậm nhất là sau 30 ngày cho công ty con. Và sau 90 ngày cho công ty mẹ.

Đối với doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính năm:

Thời hạn chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày năm tài chính kết thúc.

Trường hợp doanh nghiệp được gộp báo cáo tài chính gồm các doanh nghiệp ngừng kinh doanh. Hoặc giải thể trong quý đầu tiên của năm và DN mới thành lập sau ngày 1/10 năm đó.

Trường hợp doanh nghiệp xin được tạm ngừng việc kinh doanh trong khoảng thời gian 1 năm. Từ đầu năm đến cuối năm thì không phải lập báo cáo tài chính.

 

Cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn thông tư 200

Các nội dung quan trọng cần biết trong báo cáo tài chính

 

 

Cách lập báo cáo tài chính chuẩn

Bước 1

– Tập hợp chứng từ phát sinh trong năm tài chính. Kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp được với các báo cáo thuế đã kê khai. Theo định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế về nội dung kê khai đúng hay sai, thiếu hóa đơn…

Bước 2

– Do có sự thay đổi lớn về hệ thống tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Nên cần có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bước 3

– Rà soát lại các bút toán hạch toán chứng từ theo từng hàng tháng theo quy định. Về doanh thu, như doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác. Về chi phí, phân biệt rõ và ghi chép đúng vào các khoản mục giá vốn. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.

Bước 4: Phân loại tài sản và phân loại nợ phải trả theo đúng quy định

Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn từ 12 tháng trở xuống được phân loại là ngắn hạn. Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

Bước 5

– Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung về cơ sở lập. Và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể. Được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng. Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC khác.

Bước 6

– Căn cứ lập Báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính kỳ trước. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Và sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

 

Cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn thông tư 200

Cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn thông tư 200

 

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Các nguyên tắc cần tuân thủ về cách lập báo cáo tài chính. Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện phân loại lại tài sản và nợ phải trả. Được xác định là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng. Hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Do vậy, từ sổ chi tiết các tài khoản, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính. 

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về cách lập báo cáo tài chính theo chuẩn thông tư 200. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé. 

 

 

Thẻ: #BCTC, #cachlap

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT