Cán cân thương mại thể hiện tình trạng xuất nhập khẩu của một nước. Chúng được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay, cán cân của Việt Nam đang ở mức độ nào? Hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu nhé!

 

Khái niệm

Cán cân thương mại (tiếng Anh Balance of Trade – BOT) là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Nó thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia. Và giá trị hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. 

Chúng là thành phần lớn nhất của cán cân thanh toán (BOP) của một quốc gia. Đôi khi cán cân giữa hàng hóa của một quốc gia và các dịch vụ của quốc gia đó được phân biệt thành hai số liệu riêng biệt. Chúng còn được gọi là cán cân hữu hình, cán cân TM quốc tế hoặc xuất khẩu ròng.

 

Cán cân thương mại và những nguyên nhân gây thâm hụt 

Cán cân thương mại và những nguyên nhân gây thâm hụt 

 

 

Công thức tính CCTM

Hiện nay công thức tính CCTM như sau:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu – Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu

Trong đó tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu là tổng giá trị của hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam. Và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là tổng giá trị hàng hoá được đưa vào lãnh thổ quốc gia. Từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra:

Mỗi một quốc gia sau khi kết thúc một năm mà có số lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu. Thì tổng giá trị sau khi trừ đi ra kết quả của CCTM dương, thặng dư thương mại. Còn đối với hành hóa nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa xuất khẩu về mặt giá trị, cán cân âm sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại. 

Trong trường hợp quốc gia có cán cân TM âm, thâm hụt thương mại lớn cần vay tiền. Để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của mình. Trong khi đó, một quốc gia có thặng dư thương mại lớn sẽ có tiền cho các quốc gia thâm hụt vay.

 

Vai trò của cán cân TM

– Cán cân TM góp phần thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một quốc gia. Sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Thể hiện được sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Tức là nó sẽ nói lên được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế.

– Chúng sẽ giúp chúng ta đưa ra được kết luận về tình trạng cán cân vãng lai. Đồng thời thì nó cũng gây ảnh hưởng lên nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt đây chính là một trong những vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó có tầm ảnh hưởng quan trọng của CCTM quốc tế. Chính vì vậy mà bất cứ một quốc gia nào cũng đều cần sử dụng đến CCTM. Để có thể dễ dàng đưa ra được những chính sách. Cũng như phương án có thể điều chỉnh kịp thời và hiệu quả nhất. Để đảm bảo được nền kinh tế vĩ mô của quốc gia.

Mặt khác:

Ngoài ra thì CCTM còn là thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán.

Nếu như khi CCTM có thâm hụt thì có nghĩa là quốc gia đó đã chi nhiều hơn là thu. Tiết kiệm cũng như ít hơn đầu tư. Cũng nhờ đó mà có thể đưa ra được những chính sách để có thể cải thiện tốt hơn. Và nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.

 

Cán cân thương mại và những nguyên nhân gây thâm hụt 

Cán cân thương mại và những nguyên nhân gây thâm hụt 

 

 

Những nguyên nhân gây thâm hụt CCTM

1. Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

– Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ nới lỏng làm giảm lãi suất trong nước từ đó làm tăng đầu tư trong nước.

– Mức tiết kiệm thấp: Người dân có mức tiết kiệm thấp. Bên cạnh đó việc tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho người dân có cảm giác giàu hơn. Từ đó cũng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.

2. Do lạm phát cao

3. Do thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai.

Ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt là do:

– Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm qua. Đồng thời suy thoái kinh tế cũng buộc chính phủ tăng chi ngân sách.

– Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do đầu tư tràn lan, không hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR.

4. Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Ở Việt Nam, đây là vấn đề thương mại tạo thương mại. Tăng tỉ lệ xuất khẩu cũng đồng thời với tăng tỉ lệ nhập khẩu, 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu. Và năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp. Bên cạnh đó VN chưa gia nhập hoàn toàn vào  chuỗi giá trị trong khu vực mà chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp.

5. Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Việt Nam thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và trong WTO.

 

 

Cán cân thương mại và những nguyên nhân gây thâm hụt 

Những nguyên nhân gây thâm hụt CCTM

 

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm và những nguyên nhân gây thâm hụt CCTM. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.

 

Thẻ: #khainiem

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT