Chậm nộp BCTC là nỗi lo sợ không chỉ đối với các kế toán mà còn cả các doanh nghiệp. Bởi vì đây là phần nghiệp vụ không dễ dàng và nhanh chóng. Nên việc lập sai hoặc chậm nộp là điều khó tránh khỏi nếu bộ phận kế toán không nhiều kinh nghiệm. Vậy báo cáo tài chính là gì, mức phạt của việc chậm nộp và cách khắc phục vấn đề này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết và có những hướng khắc phục thông minh nhất nhé!

 

Khái niệm

Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. BCTC gồm những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu. Và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả KD trong kỳ của DN. Nói theo một cách khác thì BCTC là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời. Và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm. Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả DN trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm.

 

Chậm nộp BCTC và mức phạt của việc chậm nộp báo cáo

Chậm nộp BCTC và mức phạt của việc chậm nộp báo cáo

 

Mục đích của BCTC

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

– Tài sản.

– Nợ phải trả.

– Vốn chủ sở hữu.

– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.

– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

– Các luồng tiền.

Ngoài ra:

Doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính”. Nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp. Và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

 

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Mỗi loại hình doanh nghiệp có thời hạn nộp báo cáo tài chính khác nhau.

– Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Các công ty con phải nộp BCTC năm cho công ty mẹ chậm nhất là sau 30 ngày. Kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Công ty mẹ nộp BCTC chậm nhất là sau 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Đối với các loại hình doanh nghiệp khác:

Thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Chi nhánh, đơn vị trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị cấp trên.

Chậm nộp BCTC và mức phạt của việc chậm nộp báo cáo

Chậm nộp và mức phạt của việc chậm nộp báo cáo tài chính

 

Mức phạt của việc chậm nộp báo cáo

Theo điều 10, điều 11, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Cụ thể như sau:

1. Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Chậm nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới 03 tháng so với thời gian quy định.

– Công khai BCTC chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Vi phạm về công khai BCTC không đầy đủ nội dung theo quy định.

– Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán. Đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC.

– Chậm nộp báo cáo cho cơ quan nhà nước từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

– Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán. Đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo TC.

– Chậm công khai báo cáo tài chính từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật.

– Cung cấp, công bố các BCTC để sử dụng có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán tại Việt Nam.

4. Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Không nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Lưu ý:

– Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi là 50.000.000 đồng đối với cá nhân. Và 100.000.000 đồng đối với tổ chức khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

– Đây là mức phạt chậm nộp BCTC. Ngoài ra còn có mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế (Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, TNCN…). 

 

Chậm nộp BCTC và mức phạt của việc chậm nộp báo cáo

Chậm nộp và mức phạt của việc chậm nộp báo cáo tài chính

 

 

Biện pháp khắc phục hậu quả

Kế toán buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tìm được kế toán có chuyên môn vững chắc và nắm rõ các quy định để tránh bị Thuế phạt.

Tuy nhiên, đối với các DN vừa và nhỏ, việc thành lập một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp là điều không dễ dàng. Bởi vì điều này sẽ tốn nhiều chi phí nhân lực mà hiệu quả mang lại thì không đáng kể. Vậy giải pháp ưu việt cho vấn đề này là các công ty dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, uy tín, với mức chi phí rất tiết kiệm. Điển hình là dịch vụ kế toán bePro.vn với chi phí chỉ từ 300.000đồng/tháng với đội ngũ nhiều kinh nghiệm thực thi. Không những tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro bị phạt Thuế mà còn an tâm tuyệt đối.

 

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về những hậu quả và mức phạt cần nộp khi chậm nộp báo cáo. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các DVKT liên quan hoặc cần tìm đơn vị DVKT uy tín . Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.

 

 

Thẻ: #BCTC

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT