Cổ đông là gì? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về kinh doanh hay góp vốn vào các công ty. Đây là thuật ngữ được sử dụng cho công ty cổ phần. Cổ đông sẽ nhận được những quyền lợi tùy thuộc vào loại cổ phần cũng như số cổ phần mà họ nắm giữ. Vậy cổ đông là gì? Có những loại cổ đông nào? Quyền lợi ra sao? Cùng BePro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Cổ đông là gì?

o Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định, cổ đông là những cá nhân hoặc tổ chức mà họ sở hữu ít nhất một cổ phần trong công ty cổ phần. Nói cách khác, cổ đông chính là người đầu tư một khoản tiền vào công ty và đổi lại họ nhận được số lượng cổ phần tương ứng với số tiền mà họ đã đầu tư. 

Số cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần là 3 và không giới hạn mức tối đa. Thực tế rằng, cổ đông chính là người đồng sở hữu công ty cổ phần và không phải chủ nợ nên họ có trách nhiệm và nghĩa vụ về các khoản nợ, tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. 

Phân loại cổ đông theo quy định mới nhất

Sau khi tìm hiểu về cổ đông là gì, BePro sẽ chia sẻ đến bạn tiêu chí để phân loại cổ đông. Theo đó, cổ động được phân loại theo thời điểm tham gia và loại cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ. Cụ thể:

Theo thời điểm tham gia 

Cổ đông sáng lập

Là những người đầu tiên đứng ra góp vốn để thành lập nên công ty cổ phần, họ sở hữu những cổ phần đầu tiên của công ty. Theo đó, cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên vào danh sách cổ đông sáng lập nên công ty.  

Để thành lập được công ty cổ phần phải đáp ứng tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. 

Cổ đông sáng lập được phân thành 2 loại sau, cụ thể:

  • Cổ đông hiện hữu: Là những cá nhân đang nắm giữ cổ phần của công ty. Họ có quyền được hưởng cổ tức và có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào các hoạt động kinh doanh nhằm giúp công ty đó phát triển. 
  • Cổ đông chiến lược: Là thuật ngữ để chỉ cho những nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, họ gắn kết và hỗ trợ công ty trong một số lĩnh vực như chiến lược kinh doanh, đầu tư, tuyển dụng nhân sự,…

Cổ đông khác

Là những cổ đông còn lại tham gia góp vốn vào công ty sau khi công ty được thành lập. Những cổ đông khác có lượng vốn góp không quá 20% tổng số cổ phần. 

Theo loại cổ phần mà cổ đông nắm giữ

Cổ đông phổ thông

Là thuật ngữ chỉ cho những cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông. Đây là nhóm cổ đông chiếm số lượng lớn trong công ty. Một cá nhân hoặc tổ chức có thể trở thành cổ đông phổ thông của nhiều công ty. Trong đó, cổ đông phổ thông được phân thành:

  • Cổ đông lớn: Là cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên lượng cổ phần của công ty, Cổ đông lớn sẽ có quyền biểu quyết, tham gia đóng góp ý kiến vào những hoạt động kinh doanh của công ty hoặc họ cũng có thể quyết định chiến lược kinh doanh tùy thuộc vào phần trăm lượng cổ phần mà bản thân họ nắm giữ.  
  • Cổ đông không kiểm soát: Là những cổ đông sở hữu phần trăm lượng cổ phiếu nhỏ trong công ty. Họ không có quyền kiểm soát hoặc quyết định các chiến lược quan trọng của công ty. 

Cổ đông ưu đãi

Cổ đông nắm giữ những cổ phần ưu đãi được xem là cổ đông ưu đãi. So với cổ động phổ thông thì cổ đông ưu đãi sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Cụ thể: 

  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Cổ đông ưu đãi sẽ có nhiều quyền lợi hơn cổ đông phổ thông trong việc đưa ra biểu quyết. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi sẽ được quy định tại Điều lệ công ty. Thông thường, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ do cổ đông sáng lập nắm giữ. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 3 năm, kể từ lúc công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông. 
  • Cổ đông ưu đãi cổ tức: Là những cổ đông sở hữu cổ phần được trả cổ tức cao hơn so với cổ tức của cổ đông phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. 
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Là những cổ đông được ưu đãi hoàn lại phần vốn đã góp. Họ có thể yêu cầu công ty hoàn lại số tiền đã góp vào bất cứ lúc nào. 

Quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông

Mỗi cổ đông sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, nhìn chung họ sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:

Cổ đông phổ thông Cổ đông sáng lập Cổ đông ưu đãi
Quyền lợi – Tham gia, phát biểu, biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Pháp luật quy định trong các Đại hội cổ đông. Mỗi cổ phần phổ thông sẽ tương ứng với một biểu quyết.

– Nhận cổ tức theo quy định của Đại hội đồng cổ đông.

– Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông đông trong công ty.

– Tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp.

– Xem xét, sao chép, trích lục những văn bản lưu hành nội bộ.

– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, họ sẽ được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ tại công ty. 

– Có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng trừ quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông.

– Có ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông. (Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp).

– Trong thời hạn 3 năm, kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho những cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông, 

– Cổ đông ưu đãi biểu quyết có quyền: Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, họ sở hữu các quyền khác như cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, nhóm cổ đông này không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. 

– Cổ đông ưu đãi cổ tức có quyền: Nhận cổ tức theo quy định, có các quyền như cổ đông phổ thông, không có quyền biểu quyết hoặc dự họp, không thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,…

– Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Có các quyền như cổ đông phổ thông, không được phép tự do chuyển nhượng cổ phần, không có quyền biểu quyết và tham dự họp cũng như đề cử người vào những chức vụ quan trọng. 

Nghĩa vụ – Thanh toán đủ và đúng hạn số cổ phần cam kết mua

– Không được tự ý rút vốn ra khỏi công ty

– Tuân thủ các Điều lệ, quy định, quy chế mà công ty đưa ra 

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật. 

Các cách để trở thành cổ đông là gì?

Sau khi đã có những kiến thức nền tảng về cổ đông là gì thì nhiều người lại đặt ra câu hỏi làm cách nào để trở thành cổ đông trong công ty. Sau đây BePro sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số cách để trở thành cổ đông, cụ thể:

Cách thứ nhất: Góp vốn để thành lập công ty cổ phần. Với cách này, bạn sẽ trở thành cổ đông sáng lập và có được nhiều quyền lợi trong công ty.

Cách thứ hai: Mua bán, trao đổi cổ phần với các cổ đông trong công ty. Cổ phần mà bạn có thể mua như cổ phần sáng lập ( Mua dưới sự đồng thuận của công ty), cổ phần ưu phổ thông. 

Cách thứ ba: Nhận thừa kế. Bạn có thể nhận thừa kế từ cổ đông thường hoặc ưu đãi. Lưu ý rằng, quy định nhận thừa kế cũng giống như mua bán cổ phần, phải đáp ứng các điều kiện và được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông. 

Kết luận

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về cổ đông là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT