Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là phần rất quan trọng đối với những bạn muốn theo đuổi nghề kế toán. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng biết để định khoản chính xác. Bài viết dưới đây dịch vụ kế toán bePro.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm và cách tính định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinhnày.

 

Nguyên tắc định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Xác định tài khoản ghi Nợ trước, ghi Có sau.

– Trong cùng một định khoản. Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.

– Một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản đơn. Nhưng không được gộp nhiều định khoản đơn thành định khoản phức tạp.

– Định khoản đơn là định khoản chỉ liên quan đến 2 Tài khoản kế toán. 1 TK ghi Nợ đối ứng với 1 TK ghi có.

– Định khoản phức tạp là định khoản Có liên quan ít nhất từ 3 tài khoản kế toán trở lên. Gồm các trường hợp sau:

  • Một tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.
  • Một tài khoản ghi có đối ứng với nhiều tài khoản ghi Nợ.
  • Nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có.

 

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

 

 

Tài khoản sử dụng hạch toán tiền mặt: TK111

Là tài khoản tài sản ngắn hạn, phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp. Bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

Bên Nợ: phản ánh các khoản tiền mặt tại quỹ tăng. Như nhập quỹ tiền mặt, phát hiện thừa khi kiểm kê, chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng….

Bên Có: phản ánh các khoản tiền mặt tại quỹ giảm do xuất quỹ để mua hàng… Phát hiện thiếu khi kiểm kê, chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm…

Số dư bên Nợ: số tiền mặt còn lại trong quỹ.

 

Chứng từ liên quan đến hạch toán tiền mặt

– Phiếu thu, phiếu chi.

– Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng.

– Chứng từ ghi sổ.

– Các hợp đồng, hóa đơn GTGT….

 

Các bước định khoản kế toán cơ bản

1. Hướng dẫn định khoản kế toán cơ bản về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau.

Căn cứ vào xu hướng biến động của tài khoản (biến động tăng hay giảm). Để xác định ghi Nợ hay Có tài khoản đó. 

– Ghi Nợ ở bên trái, ghi Có ở bên phải.

– Tổng số tiền bên Nợ = Tổng số tiền bên Có.

 

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

 

2. Các bước định khoản kế toán cơ bản

Bước 1: Xác định đối tượng kế toán 

– Cần xác định nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đó ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan

– Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng.

– Tài khoản dùng cho đối tượng kế toán là tài khoản nào.

Bước 3: Xác định hướng tăng, giảm của các tài khoản

– Xác định loại tài khoản (tài khoản đầu mấy?).

– Xu hướng biến động của từng tài khoản (tăng hay giảm).

Bước 4: Định khoản

– Xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có.

– Ghi số tiền tương ứng.

 

Cách sử dụng các tài khoản để định khoản

Kết cấu chung của tài khoản kế toán

– Bên Trái: Bên Nợ.

– Bên Phải: Bên Có.

– Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước.

Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ.

Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có.

 

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp

Định khoản về kế toán trong doanh nghiệp hiện nay

 

Bạn cần nhớ mẹo ghi nhớ định khoản kế toán sau:

– TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN.

– TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN.

– Các TK mang tính chất TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có.

– Các TK mang tính chất NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.

 

Lưu ý các TK đặc biệt:

  • Đầu tiên TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
  • Tiếp theo TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung.
  • Kế tiếp TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ.
  • Cuối cùng TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.

 

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.   

 

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT