Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hoá phát triển cao. Vừa có điểm giống với kinh tế hàng hoá về yếu tố, chủ thể, quan hệ kinh tế, vừa khác về mục đích biểu hiện thông qua phạm trù giá trị thặng dư. Vậy, giá trị thặng dư là gì? Các phương pháp tạo ra giá trị thặng dư và nguồn gốc của nó? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư (surplus value) là mức độ dôi ra khi lấy mức thu của một đầu vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó. D.Ricardo đã lấy ví dụ về việc nộp tô cho chủ đất sở hữu những miếng đất màu mỡ

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị thặng dư. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản như sau: “Giá trị thặng dư là giá trị do công nhân làm thuê tạo ra vượt quá giá trị sức lao động của họ, nhưng được chia cho nhà tư bản. Để hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi tiêu cho tư liệu sản xuất và mua sức lao động. Mục đích của việc chi tiền là để thu được thặng dư của những gì đã được chi tiêu trong quá trình sản xuất. Số tiền còn lại là giá trị gia tăng”. Do đó, giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra vượt quá giá trị sức lao động mà nhà tư bản chiếm đoạt được gọi là giá trị thặng dư.

Phương pháp để thu được giá trị thặng dư

Sau khi trả lời được vấn đề giá trị thặng dư là gì? Thì cùng chuyển sang các phương pháp để thu được chúng. Để thu được nhiều giá trị thặng dư cần có phương pháp nhất định. Marx đã chỉ ra nhà tư bản sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

– Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu. Trong khi năng suất lao động, giá trị lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. 

Ví dụ: Nếu lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giời, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 150%.

Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hoá sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và cường độ lao động.

Tuy nhiên, ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý (công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ, giải trí) nên không thể kéo dài bằng ngày tự nhiên. Còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng của con người.

Hơn nữa, công nhân kiến quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động. Quyền lợi hai bên có mâu thuẫn, thông qua đấu tranh, tuỳ tương quan lực lượng mà tại các dân tộc trong từng giai đoạn cụ thể có thể quy định độ dài nhất định của ngày lao động. Tuy vậy, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu và cũng không thể vượt giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động. 

– Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị tương đối là giá thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu. Do đó, kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.

Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Do đó, phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.

Trong thực tế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một hoặc vài xí nghiệp riêng biệt. Làm cho hàng hóa do các xí nghiệp ấy sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. Do đó, sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch. 

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Để sản xuất, tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động là do nhà tư bản mua. Nên những người lao động trong quá trình sản xuất làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm thuộc về tư bản.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt đến một trình độ nhất định. Người làm công ăn lương chỉ mất một phần nhỏ của ngày lao động để tạo ra giá trị thông qua giá trị sức lao động của mình.

Thông qua lao động cụ thể, người lao động sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của mình vào sản phẩm. Và bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của sức lao động, phần lớn giá trị đó được gọi là giá trị thặng dư.

Giá trị hàng hoá sản xuất ra (W) là tổng giá trị của tư liệu sản xuất đã hao phí do lao động cụ thể thu được và chuyển hoá thành sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và lao động trừu tượng của công nhân (lớn hơn giá trị hàng hoá sức lao động). Ngoài giá trị hàng hoá – sức lao động, phần giá trị mới do lao động sống tạo ra mà nhà tư bản nhận được mà không phải trả công cho công nhân được gọi là giá trị thặng dư (m). Vì vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Đặc trưng và ý nghĩa của giá trị thặng dư:

Để xác định bản chât cửa giá trị thặng dư, C.Mác đã chia tư bản ra thành hai bộ phận chính gồm tư bản khả biến và tư bản bất biến, chi tiết như sau:

  • Tư bản bất biến chính là một bộ phận tư bản tồn tại, xuất hiện dưới hình thá, dáng vẻ của tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo đảm giữ nguyên và chuyển đổi vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng sau quá trình sản xuất. Tư bản bất biến được ký hiệu bằng “c”.
  • Tư bản khả biến là một bộ phận tư bản biểu hiện, bộc lộ hình thức là giá trị của sức lao động sau quá trình sản xuất, có xuất hiện lượng tăng thêm nhất định. Tư bản khả biến được ký hiệu bằng “v”.

Từ đó, kết luận rút ra là giá trị hàng hóa sẽ bằng tổng cộng giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến. Như vậy, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện lên rất rõ ràng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về giá trị thặng dư là gì? Hy vọng bài viết đang mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn tốt nhất!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT