Hiện nay, giám sát là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam. Song, không phải ai cũng hiểu rõ giám sát là gì, có gì khác biệt so với thanh tra, kiểm tra và kiểm sát. Do đó, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
Khái niệm giám sát
Giám sát là một hình thức hoạt động quan trọng, đồng thời là quyền của cơ quan nhà nước thể hiện ở việc xem xét đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó.
Đặc trưng của giám sát
– Giám sát là hành vi của chủ thể có thẩm quyền thông qua các hoạt động theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá hành vi của đối tượng giám sát.
– Mục đích của giám sát là xem xét, đánh giá việc làm, hoạt động của đối tượng giám sát có thực hiện đúng những quy định đã đặt ra hay không. Đồng thời, qua đó phát hiện kịp thời những hành vi không đúng quy định của đối tượng giám sát. Để có những biện pháp xử lý nhằm khắc phục những sai sót đó.
– Giám sát được tiến hành chủ động, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của các đối tượng giám sát.
– Sự tác động qua lại giữa các chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Và gắn quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Trong lĩnh vực quản lý hành chính, quan hệ giám sát là quan hệ pháp lý vì được pháp luật quy định. Mục đích của chủ thể giám sát với đối tượng giám sát cùng hướng tới là trạng thái hoạt động bình thường, thông suốt, đúng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chủ thể giám sát phải khách quan độc lập với đối tượng giám sát.
Phân biệt giám sát với kiểm tra, kiểm sát và thanh tra
Sau khi tìm hiểu giám sát là gì, ta tiếp tục tiến đến nội dung tiếp theo, là phân biệt giám sát với kiểm tra, kiểm sát và thanh tra.
– Giám sát và kiểm tra
Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Do đó, kiểm tra là xem xét cụ thể, là đối thoại, đối chất, chất vấn để thu thập thông tin, làm rõ sự việc, tìm hiểu đối tượng bị kiểm tra. Sau kiểm tra có đánh giá nhận xét sự việc, hiện tượng. Kiểm tra là bản thân tự kiểm tra, cũng có thể là cấp trên trong cùng một hệ thống kiểm tra. Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đến kiểm tra. Như vậy, giám sát và kiểm tra khác nhau về quan hệ pháp lý, về đối tượng, chủ thể, phạm vi, phương pháp thực hiện và biện pháp xử lý.
– Giám sát và kiểm sát
Theo từ điển Hán Việt, kiểm sát là tra xét, là kiểm tra và giám sát. Như vậy, khái niệm kiểm sát ở đây có nội dung gần với khái niệm giám sát. Vì kiểm sát là kiểm tra và giám sát, còn kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Ngoài ra, trong lĩnh vực luật học, thì kiểm sát là hoạt động mang tính đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân. Là một hình thức thực hiện chức năng của Viện kiểm sát pháp luật được thi hành một cách triệt để và thống nhất trong lĩnh vực tư pháp.
– Giám sát và thành tra
Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp, để làm rõ sự việc. Có thể thấy, thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nước. Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan, địa phương, đơn vị theo một trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Nhằm kết luận đúng/sai, đánh giá ưu/nhược điểm, phát huy các nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm.
Kết luận
Giám sát là một nhu cầu khách quan của cuộc sống, từ đó, con người có thể khắc phục những sai lầm để hướng tới sự hợp lý trong các quyết định và hành động của mình. Để tổ chức một xã hội dân chủ ở nước ta, giám sát là một công cụ quan trọng và không thể thiếu. Nhất là đối với quản lý hành chính nhà nước.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về giám sát là gì? Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để nhận được phản hồi sớm nhất.