Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do vậy, việc lập tờ khai giao dịch đầy đủ và đúng quy định là rất quan trọng. Bài viết sau đây bePro.vn sẽ chia sẻ chi tiết hơn về các vấn đề trên.

Khái niệm

Theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì GDLK được định nghĩa là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bao gồm:

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác. 

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình.

– Và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực. 

– Chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.  

Giao dịch liên kết và nguyên tắc áp dụng giao dịch 

Giao dịch liên kết và nguyên tắc áp dụng giao dịch

 

Nguyên tắc áp dụng GDLK

Đối với người nộp thuế:

Người nộp thuế có giao dịch phải thực hiện kê khai các GDLK. Loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế. Đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

Đối với cơ quan thuế:

Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với các GDLK của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập. Và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các GDLK. Chúng làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. Và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.

Cách lập tờ khai GDLK 

Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật thuế TNDN.

Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Giao dịch liên kết và nguyên tắc áp dụng giao dịch

Giao dịch liên kết và nguyên tắc áp dụng giao dịch

 

 

Mục I – Thông tin về các bên liên kết:

1. Cột (2): Ghi đầy đủ tên của từng bên liên kết. 

2. Cột (3): Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi bên liên kết là đối tượng cư trú.

3. Cột (4): Ghi mã số thuế của các bên liên kết. 

5. Cột (5):

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Người nộp thuế kê khai mối quan hệ với từng bên liên kết tương ứng bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng. Trường hợp bên liên kết thuộc nhiều hơn một hình thức quan hệ liên kết. Người nộp thuế đánh dấu “x” vào các ô tương ứng.

Thông tin tại mục I kê khai đối với các bên liên kết phát sinh giao dịch với người nộp thuế. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Mục II – Các trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá GDLK

Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn lập Hồ sơ. Thì xác định giá GDLK tại Cột (2) thì đánh dấu “x” vào ô thuộc diện miễn trừ tương ứng tại Cột (3).

Trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 1, người nộp thuế chỉ đánh dấu vào ô tương ứng tại Cột (3). Và không phải kê khai các mục III và IV Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK. Theo quy định tại điểm a hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Người nộp thuế kê khai các mục III và IV theo hướng dẫn tương ứng tại các phần đ.1 và e.

Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP. Người nộp thuế kê khai theo hướng dẫn tương ứng tại các phần đ.2 và e.

Mục III – Thông tin xác định giá giao dịch

Trường hợp người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch theo quy định. Và đã kê khai đánh dấu (x) vào cột 3. Tại dòng a hoặc dòng c chỉ tiêu miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK của Mục II Mẫu số 01 kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.  

Giao dịch liên kết và nguyên tắc áp dụng giao dịch 

 

Mục IV. Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi xác định giá giao dịch:

Chỉ tiêu “Người nộp thuế đã ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)”:

Người nộp thuế đánh dấu “x” vào “Có” nếu đã ký APA với Cơ quan thuế Việt Nam. Bao gồm đơn phương, song phương hoặc đa phương với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp người nộp thuế không ký APA với Cơ quan thuế thì đánh dấu “x” vào “Không”. Và để trống không kê khai các chỉ tiêu tại Cột (4) bảng KQ SXKD tại mục này.

Người nộp thuế chỉ phát sinh các khoản thu hoặc doanh thu với các bên độc lập. Thì chỉ cần kê khai tại Cột (6) của bảng kết quả sản xuất kinh doanh. Bảng này phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đối với từng chỉ tiêu tương ứng.

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ về khái niệm, nguyên tắc và cách lập tờ khai của giao dịch. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc về bảo hiểm, các dịch vụ kế toán khác liên quan. Hãy liên hệ đến bePro.vn để được tận tình tư vấn nhé!

Thẻ: #cachlap

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT