Hệ sinh thái có ý nghĩa to lớn đối với con người. Nó góp phần vào công cuộc xây dựng môi trường sống thân thiện, cải thiện nền kinh tế cũng như có những đóng góp lớn lao khác. Bảo vệ hệ sinh thái là bảo vệ cuộc sống và môi trường sống của con người. Vậy hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái có những thành phần và cấu trúc nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Hệ sinh thái là gì? 

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hay hệ sinh thái còn được định nghĩa là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã. 

Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Chức năng của hệ sinh thái là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật. Có thể nói chức năng của hệ sinh thái rất quan trọng trong sinh học và nền kinh tế.

Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp, phân huỷ vật chất hữu cơ và năng lượng. Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, còn vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. Vì vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn. Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường.

Thành phần và cấu trúc của hệ sinh thái là gì? 

Sau khi tìm hiểu về hệ sinh thái là gì, BePro xin chia sẻ đến bạn đọc các thành phần và cấu trúc của hệ sinh thái. Theo đó, nó được xác định như sau: 

Về thành phần hệ sinh thái

Hệ sinh thái có 3 thành phần sinh là yếu tố vật lý, yếu tố hữu cơ và yếu tố vô cơ, trong đó:

  • Yếu tố vật lý: Là các yếu tố tạo nên nguồn năng lượng như ánh sáng, độ ẩm, dòng chảy, nhiệt độ,…
  • Yếu tố vô cơ: Bao gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học có tác dụng tổng hợp chất sống. Yếu tố vô cơ có thể ở dạng khí, lỏng,…tham gia vào quá trình tuần hoàn vật chất.
  • Yếu tố hữu cơ: Là các chất giữ vai trò kết nối giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh; chất đó có thể là chất mùn, protein,…

Về cấu trúc của hệ sinh thái

Cấu trúc của hệ sinh thái gồm các thành phần: môi trường, vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân huỷ.

  • Môi trường: Bao gồm các nhân tố sinh thái của sinh cảnh như đất, nước, không khí, tiếng ồn. Môi trường đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật trong hệ sinh thái.
  • Sinh vật sản xuất: Bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời để tự xây dựng lấy cơ sở của mình như các vi sinh vật và cây xanh. Chúng có khả năng quang hợp. Đây là nhóm các sinh vật tự dưỡng.
  • Sinh vật tiêu thụ: Gồm 3 bậc đó là 1,2,3. Chủ yếu là các động vật sử dụng các chất hữu cơ lấy trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất. Vật tiêu thụ là các sinh vật dị dưỡng, có vật tiêu thụ cấp 1 là các loài động vật ăn thực vật và vật tiêu thụ cấp 2 là các loài động vật ăn thực vật và động vật. 
  • Sinh vật phân hủy: Bao gồm các vi khuẩn và nấm. Chúng phân huỷ các phế thải và xác chết của vật sản xuất và vật tiêu thụ. Nhóm này sẽ bao gồm các nhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác.

Phân loại hệ sinh thái 

Tiếp theo thành phần và hệ sinh thái là gì, bạn cần tìm hiểu hệ sinh thái có những loại nào để thấy được sự đa dạng và phong phú của nó. Theo đó, về mức độ phổ biến có: Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính. Tuy nhiên, các nhóm này lại được chia ra nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn:

  • Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, savan, sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên,…
  • Hệ sinh thái nước mặn gồm các hệ sinh thái ven bờ biển, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng khơi,…
  • Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ), hệ sinh thái nước chảy (sông, suối),…

Ngoài cách phân loại trên, hệ sinh thái còn được phân thành 2 dạng sau: 

  • Hệ sinh thái tự nhiên: Bao gồm các hệ sinh thái nguyên sinh như sông, hồ, đồng cỏ, biển, rừng nguyên sinh hay hệ sinh thái tự nhiên đã được cải tạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
  • Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra, mới hoàn toàn nhu hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái trong các công trình xử lý chất thải….

Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn 

Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Ví dụ: Thức ăn của chuột là lúa và động vật ăn thịt chuột là rắn.

Tương tự:

Sâu ăn lá —> Bọ ngựa —> Rắn

Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa

Rau muống —> Lợn —> Người

Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Ví dụ về hệ sinh thái 

Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.

Hiện nay nhiều hoạt động của con người tác động xấu đối với môi trường, suy giảm các loài sinh vật, hệ sinh thái hoang dã bị ảnh hưởng, mất cân bằng hệ sinh thái,.. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, lũ quét,…

Vai trò của hệ sinh thái 

Vai trò của hệ sinh thái là gì? Theo đó, hệ sinh thái giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường, sinh vật và cuộc sống của con người. Một số vai trò phổ biến của hệ sinh thái phải kể đến như: 

Ngăn ngừa và giảm nhẹ các thảm họa thiên tai

Hệ sinh thái rừng giúp giữ gìn tài nguyên đất, giảm thiểu các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất đá, mưa bão,… Hệ sinh thái rừng càng phát triển, các nguy cơ về sạt lở hay thiện tai đều được hạn chế, môi trường sống ngày càng lành mạnh và chất lượng đời sống con người cũng được cải thiện.  

Khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu

Hệ sinh thái rừng giữ vai trò chủ chốt trong việc hấp thu khí thải, đem tới bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quá mức đã và đang làm cho chức năng của hệ sinh thái suy giảm.

Cung cấp cho con người nguồn lương thực dồi dào

Hệ sinh thái nông nghiệp chính là nguồn cung cấp lương thực, nguyên liệu công nghiệp cho con người. Hệ sinh thái nông nghiệp càng phong phú thì sự phát triển và ổn định của nền kinh tế quốc dân càng được đảm bảo.

Kết luận

Bài viết trên nhằm chia sẻ đến bạn một số kiến thức về hệ sinh thái là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT