Hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam vẫn có rất nhiều người dân chưa hiểu rõ. Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác trong quốc gia đó phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Cụ thể ra sao hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau. 

 

Hiến pháp là gì

Hiến pháp là gì. Đó là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do chính Quốc hội ban hành. Mang giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước. Ví dụ như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội. Các hình thức và bản chất nhà nước, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở mọi nước với nghĩa là luật cơ bản của một nhà nước. Đây là cơ sở để xây dựng những ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Được chi tiết hóa, cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy.

 

Hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam

Hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam

 

 

Vai trò của hiến pháp

Hiến pháp có những vai trò cơ bản như sau:

Thứ nhất: Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước: 

Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước chính. Quyền lập pháp cho Nghị viện/ Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án. Chỉ khi được quy định trong Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng.

Thứ hai: Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước: 

Cùng với việc trao quyền, Hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực. Quyền lực này được giao của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát. Kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Ví dụ: cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước. Cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân. Cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập.

Thứ ba: Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân: 

Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân. Các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế. Ví dụ như Ủy ban nhân quyền Quốc gia.

 

Hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam

Khái niệm hiến pháp và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam

 

 

Nội dung cơ bản của Hiến pháp là gì

Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 64)

Hiến pháp (sửa đổi) về cơ bản vẫn kế thừa các quy định của Hiến pháp hiện hành. Khẳng định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân. Tuy nhiên, do nội hàm bảo vệ Tổ quốc rộng lớn. Liên quan đến nhiều lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vì vậy, đã quy định khái quát “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân” tại Điều 64. Còn những vấn đề về quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Thì được quy định tại các điều 65, 66, 67, 68 và trong các nội dung khác của Hiến pháp (sửa đổi).

Về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9)

Hiến pháp (sửa đổi) đã thể hiện một cách khái quát nhất về vị trí, vai trò quan trọng. Và chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Và là sự kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung.

Hiến pháp thể hiện rõ hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Giám sát, phản biện xã hội.

Hiến pháp tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng. Và bảo vệ Tổ quốc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

 

Hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam

Hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam

 

 

Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế (Điều 51)

Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta. Hiến pháp (sửa đổi) đã quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng. Điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác.

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về hiến pháp là gì và nội dung cơ bản của hiến pháp việt nam. Hy vọng đó là nguồn thông tin hữu ích dành cho công dân Việt Nam. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.   

Thẻ: #khainiem

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT