Luật Lâm nghiệp là một trong những bộ luật phổ biến hiện nay bởi tính cần thiết. Trong bài viết này hãy cùng BePro tìm hiểu Luật Lâm nghiệp nhé!

Luật Lâm nghiệp là gì?

Năm 2017, có 12 Chương với 108 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Quy định về quy hoạch lâm nghiệp; quản lý rừng; bảo vệ rừng; phát triển rừng, sử dụng rừng; chế biến thương mại lâm sản; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và Kiểm lâm.

So với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Lâm nghiệp năm 2017 có rất nhiều điểm mới, nhiều quy định bổ sung được Luật hóa thay vì các quy định trong các thông tư, nghị định trước đây.

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Lâm nghiệp là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
  2. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
  3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
  4. Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.
  5. Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định.
  6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
  7. Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
  8. Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
  9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
  10. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
  11. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
  12. Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
  13. Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
  14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  15. Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng là thực vật rừng, động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
  16. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
  17. Hồ sơ lâm sản là tài liệu về lâm sản được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, cất giữ.
  18. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, mua bán, sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
  19. Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
  20. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.
  21. Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp đồng cho thuê rừng.
  22. Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
  23. Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.
  24. Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.
  25. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
  26. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh.
  27. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh.
  28. Phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng là khu vực hoạt động thường xuyên của ban quản lý rừng đặc dụng, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp với xây dựng công trình quản lý dịch vụ của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh.
  29. Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  30. Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  31. Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.

Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp

  1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
  3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
  4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
  5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp

  1. Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
  2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
  3. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
  4. Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
  5. Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.
  6. Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp

  1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
  3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
  4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
  5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
  6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
  8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
  9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

 

Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai Luật Lâm nghiệp tại địa phương

     Thuận lợi

  • Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp trong triển khai thực hiện Luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
  •  Được sự phối hợp của các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Thông tin và Truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, trong công tác phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương, các tổ chức Đoàn, hội, các Nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
  • Có sự đồng thuận, tiếp thu nghiêm túc, cầu thị của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng (chủ rừng) trong việc tổ chức thực hiện Luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.
  • Luật Lâm nghiệp với những quy định mới, quan tâm hơn đến những người trực tiếp tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, trao quyền cho người trực tiếp sản xuất trong quản lý, khai thác, chế biến lâm sản đã tạo sự đồng thuận trong đông đảo nhân dân.

      Khó khăn

  • Khi triển khai Luật có thay đổi về cơ chế, chính sách so với trước đây, nên các đơn vị chủ rừng, các địa phương vẫn còn những bỡ ngỡ nhất định, tạo ra sự dè dặt trong quá trình thực hiện, áp dụng.
  • Khi triển khai thiếu sự đồng bộ với các quy định của Luật Đất đai, Luật đầu tư. 
  • Cụ thể:Tại Điều 14, Điều 15 quy định về giao rừng, cho thuê rừng đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, tuy nhiên không xác định việc cho thuê rừng có thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng hay không. Rừng tự nhiên với những đặc thù nhất định, cần được quy định rõ việc đấu giá hay không đấu giá để tạo hành lang pháp lý cho các địa phương khi triển khai công tác giao rừng, cho thuê rừng.
  • Với Luật Đầu tư, sau khi khảo sát địa điểm đề xuất đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến của các Sở, ngành trong đó có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để UBND tỉnh ban hành Quyết định Chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, việc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng ở địa phương thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh với phiên họp mỗi năm 2 lần. Như vậy, nếu đợi Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (mỗi năm 02 kỳ họp) sẽ chậm thu hút đầu tư và không đảm bảo thủ tục hành chính về đầu tư; trường hợp UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chưa được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác sẽ không phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017.

KẾT LUẬN

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về Luật Lâm nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT