Nhân cách là gì? Nhân cách trong tâm lý học là một trong những từ chỉ con người và cũng chỉ nói về con người. Đã được phát triển tới một trình độ nhất định. Vậy cụ thể ra sao, hãy cùng dịch vụ kế toán trọn gói bePro.vn tìm hiểu nhé!

 

Nhân cách là gì?

Trên thực tế, có nhiều khái niệm mang tính học thuật để giải thích nhân cách là gì. 

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Trong đó, tổ hợp có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tác động lẫn nhau là thành một hệ thống, cấu trúc nhất định. Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái chung. Từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người.

Tuy nhiên

Nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người. Bản sắc này có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức. Không giống với bản sắc của bất cứ một người nào khác. Giá trị xã hội là muốn nói trong số những thuộc tính đó. Thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.

 

Nhân cách là gì và con đường hình thành nhân cách

Nhân cách là gì và con đường hình thành nhân cách

 

 

Đặc điểm của nhân cách

Các nhà nghiên cứu học đã chỉ ra nhân cách là gì mang các đặc điểm sau:

– Nhân cách mang tính ổn định.

Ông cha xưa có câu “mưa dầm thấm lâu”, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời”. Điều này hoàn toàn đúng khi dùng để nói về nhân cách của một cá nhân. Nhân cách được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ. Nó tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định và khó thay đổi. Nhờ đặc điểm này của nhân cách, các ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ như dự kiến về hiện trường, đối tượng phạm tội tiếp theo,….

– Nhân cách mang tính thống nhất.

Có thể hiểu một cách đơn giản, nhân cách có thể bao gồm nhiều nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ. Nhưng những thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ đó đều liên quan. Và không tách rời với nhau tạo lên bản sắc riêng biệt. Từ bản sắc riêng tạo ra cá tính đặc biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân cách của người đó.

– Tính tích cực của nhân cách.

Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp là sản phẩm của xã hội. Nhân cách không chỉ là khách thể mà con là chủ thể của nhiều mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là nó mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó. Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ có công cụ. Nhờ lao động con người đã biến đổi, đã sáng tạo ra các đối tượng làm cho nó phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Mặt khác:

Con người tích cực tìm kiếm những cách thức. Các phương thức thỏa mãn các nhu cầu là một quá trình tích cực có mục đích. Trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã hội quy định nên.

-Tính giao tiếp của nhân cách.

Nhu cầu giao tiếp được coi là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận trong các mối quan hệ. Qua giao tiếp, con người đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội.

 

Nhân cách là gì và con đường hình thành nhân cách

Nhân cách là gì và con đường hình thành nhân cách

 

 

Con đường hình thành nhân cách

Khi bắt đầu bước vào cuộc sống của mình, con người mới chỉ là một cá nhân chưa phải là một nhân cách .Trong quá trình sống nhân cách dần dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện.

Các yếu tố góp phần hình thành nhân cách :

– Yếu tố cơ thể: 

Bao gồm yếu tố di truyền, bẩm sinh, đặc điểm sinh lý giải phẫu của cơ thể và nhất là hệ thần kinh, nội tiết . Những yếu tố sinh vật này chính là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

– Yếu tố hoàn cảnh sống: 

Yếu tố tự nhiên (đất đai thổ nhưỡng, sông núi khí trời…). Các yếu tố xã hội (dân tộc, tôn giáo, kinh tế, chính trị…). Các yếu tố này giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển nhân cách. Trong số những yếu tố xã hội, cho rằng yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Yếu tố tập thể và yếu tố giao lưu đóng vai trò cơ bản quyết định sự hình thành và hoàn thiện nhân cách.

– Yếu tố tâm lý cá nhân: 

Ý thức hoạt động của cá nhân đóng vai trò trực tiếp quyết định hình thành và phát triển nhân cách.

Ngoài các yếu tố trên, hình thành nhân cách là một quá trình liên quan tới việc giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể của chủ thể nhân cách.

 

Nhân cách là gì và con đường hình thành nhân cách

Khái niệm nhân cách và con đường hình thành nhân cách

 

Kết luận: 

Vừa rồi là bài viết về nhân cách là gì và con đường hình thành nhân cách. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.

Thẻ: #khainiem

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT