“Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa” là một câu nói thể hiện rõ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Một người có đạo đức sẽ là một người có nhân phẩm, cốt cách tốt đẹp. Nhưng không phải ai cũng hiểu nhân phẩm là gì một cách rõ ràng. Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích. 

Nhân phẩm là gì?

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, quan điểm xoay quanh câu hỏi “Nhân phẩm là gì?”. Nói một cách dễ hiểu, nhân phẩm là một yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một con người.  Người có nhân phẩm sẽ là người được mọi người kính trọng và đánh giá cao. Do đó có thể thấy, nhân phẩm của mỗi con người góp phần rất nhiều tạo nên giá trị của người đó.

Vai trò của nhân phẩm đối với con người

Như đã đề cập trong phần “Nhân phẩm là gì?”. Nhân phẩm được coi là yếu tố tạo nên phẩm chất tốt đẹp của một con người. Như vậy, vai trò của nhân phẩm đối với con người có thể nói đến như:

– Cơ sở để được xã hội tôn trọng, mọi người xung quanh trọng dụng.

– Tạo dựng nên một con người có ích cho xã hội.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì bị phạt như thế nào?

Tại Điều 20 của Hiến pháp 2013, quy định:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. 

Danh dự, nhân phẩm của con người được Hiến pháp Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Do đó, bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến danh, dự nhân phẩm đều sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật. 

Thứ nhất, bị xử phạt vi phạm hành chính

– Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những hành vi sau:

  • Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.( trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này)
  • Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích. Hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. 

Thứ hai, chịu trách nhiệm bồi thường theo luật dân sự

– Căn cứ theo khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

– Căn cứ vào khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015: “Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Thứ ba, bị truy tố trách nhiệm hình sự 

Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra, tại điều luật này cũng quy định, tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi, mà còn có thể phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. 

Kết luận

Như vậy, nhân phẩm là một yếu tố quan trọng để làm nên giá trị của con người. Bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của con người đều sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hy vọng bài viết về nhân phẩm là gì sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT