NPV là gì – ưu điểm và nhược điểm của chỉ số NPV đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Bởi vì hiện nay việc áp dụng NPV trong đầu tư luôn được các chuyên gia khuyến khích. Điều này có thể giúp doanh nghiệp đưa ra một vài định hướng tốt cho các dự án đầu tư. Cụ thể khái niệm này ra sao, hãy cùng dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau nhé!
NPV là gì
NPV (Net present value) được dịch là giá trị hiện tại ròng. Có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. Công thức tính:
NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) – giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)
NPV được sử dụng trong ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư. Để phân tích lợi nhuận của một dự án hoặc một khoản đầu tư dự kiến.
Phương pháp NPV xuất phát từ ý tưởng tiền trong hiện tại có giá trị cao hơn cùng với số tiền trong tương lai. Vì lạm phát và thu nhập từ các khoản đầu tư thay thế có thể thực hiện trong một khoảng thời gian. Nói cách khác,1 đồng kiếm được trong tương lai sẽ không có giá trị bằng 1 đồng kiếm được trong hiện tại.
Ý nghĩa của NPV
NPV là một công cụ trung tâm trong phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF). Nó đo lường sự vượt quá hoặc thiếu hụt của các dòng tiền. Về giá trị hiện tại, một khi các chi phí tài chính được đáp ứng.
NPV được sử dụng để lập ngân sách vốn rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán.
Chỉ tiêu NPV cho biết mức chênh lệch giữa thu nhập thật của dự án so với thu nhập mong đợi của dự án.
Chính vì thế chúng có thể dùng để thẩm định các dự án dài hạn:
Nếu NPV > 0. Thì có nghĩa là đầu tư này sẽ có thể thêm giá trị cho công ty, dự án có thể được chấp nhận.
Nếu NPV < 0. Thì có nghĩa la đầu tư này có thể làm giảm giá trị công ty, dự án này nên bỏ qua.
Nếu NPV = 0. Thì có nghĩa là đầu tư không làm tăng cũng như không làm mất đi giá trị cho công ty.
Ưu điểm của chỉ số NPV là gì
– Dễ sử dụng
Chỉ số NPV là một cách nhà đầu tư xác định mức độ hấp dẫn của một khoản đầu tư tiềm năng. Vì nó về cơ bản xác định giá trị hiện tại của khoản lãi hoặc lỗ của một khoản đầu tư. Nên nó rất dễ hiểu và là một công cụ ra quyết định tuyệt vời.
– Dễ so sánh
NPV cho phép so sánh các khoản đầu tư tiềm năng dễ dàng. Miễn là NPV của các phương án được tính tại cùng một thời điểm. Nhà đầu tư có thể so sánh tính khả thi của mỗi phương án. Khi có nhiều phương án, nhà đầu tư sẽ chỉ cần chọn phương án có NPV cao nhất. Vì nó sẽ cung cấp nhiều giá trị nhất cho công ty.
Nếu không có phương án nào có NPV dương. Nhà đầu tư sẽ không chọn phương án nào trong số đó. Vì không có khoản đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị cho công ty. Nên tốt hơn hết là công ty không nên đầu tư.
– Có thể tùy chỉnh
NPV có thể tùy chỉnh để phản ánh chính xác các mối quan tâm. Và nhu cầu tài chính của công ty. Ví dụ, tỷ lệ chiết khấu có thể được điều chỉnh để phản ánh những điều như rủi ro. Chi phí cơ hội và phí bảo hiểm đường cong lợi suất thay đổi đối với nợ dài hạn.
Nhược điểm của NPV
Khó giải thích với người khác để hiểu được NPV là gì
Rõ ràng, giá trị ban đầu là thứ dễ hiểu. Thời gian hoàn vốn cũng là tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, NPV là con số dựa trên giá trị chiết khấu của dòng tiền tương lai. Nếu một người không có chuyên môn về tài chính, đến đây hẳn sẽ rất bối rối. Và dĩ nhiên, không phải người lãnh đạo nào có chuyên môn về tài chính và hiểu được NPV.
Khi đó, đòi hỏi bạn cần phải thật kiên nhẫn. Bởi các khoản đầu tư có NPV >0 đều sẽ làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Với điều kiện rằng các ước tính của bạn phải hợp lý.
Phép tính NPV dựa trên các ước tính
Dòng tiền mỗi năm cũng tương tự như vậy, đó chỉ là các phỏng đoán của bạn. Còn tỷ lệ chiết khấu nữa. Tuy nhiên, khi bước vào tình huống thực tế công ty thì bạn cần các con số này để ước tính. Rồi sau đó mới dùng đến công thức NPV để đưa ra kết luận cuối cùng.
Dân tài chính vẫn thường hay sử dụng từ lóng là “bốc thuốc” cho việc đánh giá những dự án đầu tư. Nghĩa là những con số do bạn đưa ra, NPV dương hay âm là do bạn. Bạn muốn NPV > 0. Thì chỉ cần cho các dòng tiền thu về hàng năm cao hơn một chút. Hay thay đổi các con số khác và ngược lại.
Phương pháp NPV đòi hỏi tính chính xác chi phí
Nhược điểm lớn nhất của NPV đó là nó đòi hỏi phải được tính toán một cách chính xác chi phí. Mà điều này thường khó thực hiện đối với những dự án có đời sống dài.
Vậy nên, thực tế nhiều người đã phát triển chi phí vốn thành tỷ suất chiết khấu. Hay gọi là tỷ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được – tỷ suất rào. Bên cạnh đó, NPV còn có một nhược điểm khác nữa đó là không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỷ lệ %. Vì vậy mà nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ hội đầu tư.
Kết luận:
Vậy nên, khi dùng NPV để đánh giá dự án đầu tư, việc ước tính con số là phải khách quan. Hiểu được rõ ràng cách tính NPV để biết và tiến hành đầu tư hoặc không. Khái niệm NPV là gì và ưu nhược điểm của nó đã được trình bày trong bài viết trên. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.