Pháp luật là gì và có những đặc điểm, vai trò như thế nào trong đời sống xã hội. Dù ta tiếp xúc hằng ngày, nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ về pháp luật và những vấn đề liên quan đến chúng. Hãy cùng công ty kế toán bePro.vn tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.

 

Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước. Và mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật. Hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.       

 

Pháp luật là gì và bản chất của pháp luật Việt Nam

Pháp luật là gì và bản chất của pháp luật Việt Nam

 

 

Các yếu tố quan trọng của pháp luật:

– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức.  Áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng. Chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành. Hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật.

– Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

 

Đặc điểm chung của pháp luật

Pháp luật có các đặc điểm cơ bản:

– Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

– Thể hiện ý chí của nhà nước.

– Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.

– Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật.

– Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

 

Pháp luật là gì và bản chất của pháp luật Việt Nam

Pháp luật là gì và bản chất của pháp luật Việt Nam

 

 

Vai trò của pháp luật là gì? 

Pháp luật thể hiện những vai trò khác nhau trên mỗi chủ thể khác nhau:

– Đối với Nhà nước: 

Pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội.

– Đối với công dân: 

Pháp luật đóng vai trò quan trọng là phương tiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

– Còn đối với toàn xã hội: 

Pháp luật đã thể hiện được vai trò trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội. Tạo lập và duy trì mối quan hệ bình đẳng trong cộng đồng.

 

Bản chất của pháp luật là gì

1. Pháp luật là hệ thống những quy tắc mang tính xử sự chung.

Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến. Tức là nói đến tính khuôn mẫu phổ biến chung. Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị – xã hội và toàn thể quần chúng đều có tính quy phạm.

 

Thuộc tính quy phạm của pháp luật thể hiện ở chỗ:

– Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.

– Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.

Tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện ở chỗ:

– Tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Và quy định này được áp dụng đối với tất cả mọi người.

– Không phân định tiền tài, địa vị, chức vụ. Dù thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc pháp luật.

– Khi được áp dụng với tất cả mọi người trong xã hội, nếu không tuân thủ theo thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. 

 

2. Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

Ngoài việc ban hành pháp luật. Nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách ghi nhận trong luật thành văn.

 

3. Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước

Quyền lực của nhà nước được thể hiện ở các biện pháp cưỡng chế khi không tuân thủ hay cố ý sai phạm. Với sự đảm bảo của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được tôn trọng. Và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả đối với đời sống xã hội.

 

Pháp luật là gì và bản chất của pháp luật Việt Nam

Bản chất của pháp luật Việt Nam

 

4. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Và nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích, giai cấp của mình.

Bản chất của pháp luật trước hết thể hiện ở tính giai cấp. 

Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Như vậy, Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự những quy tắc xử sự này. Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Bất kì ai cũng phải tuân thủ các quy định này.

Cụ thể:

Những quy định này được nhà nước ban hành. Và có thể là nhà nước không ban hành quy định đó vì nó luôn tồn tại sẵn trong cuộc sống. Nó chỉ được coi là pháp luật khi được nhà nước công nhận. Khi được nhà nước ban hành và thừa nhận rồi thì những quy tắc xử sự đó sẽ được nhà nước đảm bảo, thực hiện và thể hiện ý chí của nhà nước.

Có nghĩa là nếu một người nào đó không thực hiện các quy tắc xử sự này. Thì ngay lập tức họ sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

 

Kết luận:

Vừa rồi là bài viết chia sẻ về pháp luật là gì và bản chất của pháp luật việt nam. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nguồn thông tin hữu ích thiết thực cho mọi người. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé ! 

 

Thẻ: #khainiem

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT