Quy phạm pháp luật là thuật ngữ quen thuộc trong các văn bản pháp luật hay hành chính. Nó được Nhà nước ban hành và áp dụng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ, hành vi của con người, nhằm xây dựng đất nước vững mạnh, kỷ cương. Vậy quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật là gì? Cùng Bepro tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Quy phạm pháp luật là gì?

Để tìm hiểu về quy phạm pháp luật là gì, trước hết người đọc nên hiểu rõ như thế nào là quy phạm. Theo đó, quy phạm là những quy định, quy tắc xử sự chung do một công đồng xây dựng (quy phạm xã hội) hay do Nhà nước ban hành (quy phạm pháp luật). Mục đích của việc tạo ra quy phạm nhằm duy trì quản lý trật tự xã hội. Điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong một phạm vi công đồng hay xã hội nhất định. 

Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung, phải thi hành hoặc thực hiện với mọi chủ thể gồm cả tổ chức hay cá nhân có liên quan. Quy phạm pháp luật được ban hành và thừa nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nên được đảm bảo sự quy chuẩn cũng như sự bình đẳng giữa các đối tượng. 

Quy phạm pháp luật là một thành phần nhỏ của hệ thống pháp luật. Qua đó, thể hiện những quy tắc xử sự chung và đây được xem là chuẩn mực để mọi người tuân theo. Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá những hành vi của con người, chứa đựng nhiều tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp luật của Nhà nước. Các quy định trên dược bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. 

Đặc điểm của quy phạm pháp luật 

Sau khi tìm hiểu về quy phạm pháp luật là gì, BePro xin chia sẻ đến bạn đọc 4 đặc điểm của quy phạm pháp luật như sau: 

Thứ nhất, quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận. 

Hàng năm, các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành với nhiều nội dung và mục đích khác nhau. Các văn bản Luật được ban hành nhằm bổ sung, sửa đổi cho những Luật hoặc Bộ luật cũ để phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Các văn bản Luật được Quốc hội xem xét, thông qua trước khi được ban hành và áp dụng vào thực tế. 

Ngoài ra, các cơ quan hành pháp, tư pháp cũng là những chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật nhưng chỉ trong phạm vi lĩnh vực của mình và chịu trách nhiệm pháp lý đối với những quy phạm pháp luật được quy định trong đó. 

Bên cạnh đó, người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan Nhà nước,.. cũng được phép ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi quyền hạn và lĩnh vực quản lý của mình.  Tuy nhiên, không phải tất cả những văn bản do Nhà nước ban hành cũng là văn bản quy phạm pháp luật. 

Thứ hai, quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện. 

Việc ban hành quy phạm pháp luật chỉ thực sự hiệu quả khi nó được đảm bảo thực hiện trong thực tế. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành những quy phạm pháp luật này. Nhà nước còn ban hành nhiều biện pháp áp dụng khác nhau. Mục đích là đảm bảo mọi chủ thể đều phải áp dụng và thi hành. 

Trường hợp không thực hiện sẽ bị xử lý theo những quy định của pháp luật. Cơ quan có chức năng áp dụng những biện pháp là cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án,… đây là những cơ quan thực thi pháp luật.

Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện với một hình thức nhất định do pháp luật quy định.

Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản luật hoặc văn bản dưới luật. Được cấu thành dựa theo hai yếu tố là tên gọi và thể thức văn bản.

Về tên gọi: Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật hoặc dưới luật với nhiều tên gọi khác nhau. Dựa trên các lĩnh vực khác nhau như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Nghị định, Thông tư, Quyết định…

Về thể thức: Quy phạm pháp luật được trình bày trong những văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định. Nhằm liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung. Đảm bảo sự thống nhất với hệ thống cơ quan nhà nước.

Thứ tư, quy phạm pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể, phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

Trong một quy phạm pháp luật luôn chứa đựng ý chí thể hiện qua các từ ngữ như: Cấm thực hiện, cho phép thực hiện, bắt buộc thực hiện, có thể thực hiện hoặc không…Tất cả đều tác động đến ý chí của chủ thể. 

Phân loại quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật được phân thành nhiều loại. Theo đó, mỗi loại sẽ ứng với từng tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật gồm:

  • Quy phạm pháp luật hình sự
  • Quy phạm pháp luật dân sự
  • Quy phạm pháp luật hành chính

Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:

  • Quy phạm pháp luật định nghĩa
  • Quy phạm pháp điều chỉnh
  • Quy phạm pháp luật bảo vệ

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật

  • Quy phạm pháp luật dứt khoát
  • Quy phạm pháp luật không dứt khoát
  • Quy phạm pháp luật tùy nghi
  • Quy phạm pháp luật hướng dẫn

Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật

  • Quy phạm pháp luật bắt buộc
  • Quy phạm pháp luật cấm đoán
  • Quy phạm pháp luật cho phép 

Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật là gì?  

Các yếu tố cấu thành nên quy phạm pháp luật là gì? Theo đó, quy phạm pháp luật được cấu thành từ 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.

Giả định

Là một bộ phận của quy phạm pháp luật. Nó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh. Điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Ví dụ: Bộ luật hình sự quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.

Quy định

Là một bộ phận của quy phạm pháp luật. Nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát. Tức chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn.

Ví dụ: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Trường hợp không dứt khoát, tức nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu.

Ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. 

Chế tài

Là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trường hợp này thì Bộ phận chế tài của quy phạm là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

 Kết luận 

Bài viết trên nhằm chia sẻ một số kiến thức về quy phạm pháp luật là gì? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi BEPRO để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé! Hoặc tham khảo thêm các dịch vụ của BEPRO tại đây bạn nhé!

Liên kết trang web

Liên kết fanpage

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT MỚI NHẤT